Top 55 câu hỏi trắc nghiệm Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất : Kiến thức trọng tâm và 55 câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức về Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất

Nguyên nhân sâu xa

- Cuối XIX đầu XX, sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều:
+ Các nước đế quốc “già” như Anh, Pháp thì có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
+ Các nước đế quốc “trẻ” thì không có hoặc có rất ít thị trường, thuộc địa.
-> Nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa.
- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi : Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899 - 1902), chiến tranh Nga – Nhật (1904 - 1905),...

Nguyên nhân trực tiếp

- Đầu thế kỉ XX, hai khối quân sự đối đầu nhau là phe Liên minh (Đức - Italia - Áo - Hung) và phe Hiệp ước (Anh - Pháp - Nga) đã hình thành ở châu Âu, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau...
-> Duyên cớ: Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị ám sát tại Xéc-bi -> giới quân phiệt Đức, Áo chớp cơ hội đó để gây chiến tranh.

Diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)

- Ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
- Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga.
- Ngày 3/8/1914, Đức tuyên chiến với Pháp.
- Ngày 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức.
- Tháng 8/1914, Đức tấn công Pháp ở mặt trận phía Tây
- Tháng 9/1914, Nga tấn công Đức ở mặt trận phía Đông.
- Năm 1915, Đức - Áo - Hung tập trung binh lực tấn công Nga ở mặt trận phía Đông.
- Năm 1916, Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong nhưng thất bại, hai bên thiệt hại nặng.
-> Hai phe Hiệp ước và Liên minh chuyển sang giai đoạn phòng ngự.

Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918)

- Tháng 2/1917, Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.
- Tháng 4/1917, Mĩ tham chiến, đứng về phe Hiệp ước và tuyên chiến với Đức.
- Tháng 11/1917, Cách mạng tháng 10 Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời
- Ngày 3/3/1918, Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp và rút khỏi chiến tranh
- Tháng 9/1918, quân Anh - Pháp - Mĩ tổng phản công trên tất cả các mặt trận, quân Đức liên tiếp thua trận, đồng minh của Đức đầu hàng.
- Ngày 9/11/1918, cách mạng Đức bùng nổ, nền quân chủ bị lật đổ.
- Ngày 11/11/1918, Đức đầu hàng không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất

- Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:
+ Gây thiệt hại nặng nề về người và của: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, chiến phí lên tới 85 tỉ đô la
+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy... bị phá hủy.
+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ.
+ Bản đồ thế giới có sự thay đổi.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
- Về tính chất, Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

55 câu hỏi trắc nghiệm Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?

A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân

D. Thái tử Áo - Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát

Câu 2. Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đánh nhanh thắng nhanh/đánh chớp nhoáng

B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán

C. Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước

D. Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng

Câu 3. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây để

A. Dự định nhanh chóng đánh bại Ba Lan, rồi quay sang tấn công Nga

B. Dự định nhanh chóng đánh bại Pháp, rồi quay sang tấn công Nga

C. Dự định nhanh chóng đánh bại Anh, rồi quay sang tấn công Nga

D. Dự định nhanh chóng đánh bại Bỉ, rồi quay sang tấn công Nga

Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại của kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Đức trong giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Quân Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho quân Anh sang tiếp viện

B. Quân Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mác-nơ, quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu

C. Quân Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông, cùng quân Áo - Hung tấn công Nga quyết liệt

D. Quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chiến dịch tấn công Vécđoong của Đức thất bại (12 - 1916)

B. Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ (9 - 1914)

C. Sau cuộc tấn công Nga quyết liệt của quân Đức - Áo - Hung (1915)

D. Cả hai bên đưa vào cuộc chiến những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, máy bay trinh sát, ném bom (1915)...

Câu 8. Mĩ giữ thái độ "trung lập" trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vì:

A. Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe

B. Chưa đủ tiềm lực để tham chiến

C. Không muốn "hi sinh" một cách vô ích

D. Sợ quân Đức tấn công

Câu 9. Đến năm 1917, yếu tố nào tác động để Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Có đủ khả năng chi phối Hiệp ước

B. Các nước Đức - Áo - Hung đã suy yếu

C. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao

D. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh

Câu 10. Mĩ chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc làm nào :

A. Kí Hiệp ước liên minh với Đức

B. Tuyên chiến với Pháp

C. Tuyên chiến với Đức

D. Tuyên chiến với Anh

Câu 11. Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga

B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến

C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước

D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước

Câu 12. Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa

B. 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương

C. Nền kinh tế các nước Châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh

D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc

Câu 13. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Chính phủ mới được thành lập ở Đức

B. Cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức

C. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện

D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước Xô viết được thành lập

Câu 16. Hậu quả của việc nước Nga tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất không phải là:

A. nạn đói xảy ra ở nhiều nơi

B. kinh tế suy sụp nghiêm trọng

C. thể chế chính trị luôn thay đổi

D. quân đội liên tiếp thua trận

Câu 17. Tình hình nước Nga khi tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?

A. Địa vị về kinh tế, chính trị của nước Nga đã được tăng cường

B. Vơ vét được nhiều của cải, tài nguyên từ các nước bại trận

C. Được sự ủng hộ, tin tưởng vào chế độ Nga hoàng của nhân dân

D. Kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, quân đội liên tiếp thua trận

Câu 18. Thái độ của hơn 100 dân tộc Nga khi Nga hoàng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ra sao?

A. Ủng hộ Nga hoàng để mở rộng lãnh thổ

B. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng

C. Yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành một cuộc cải cách

D. Biểu tình đòi Nga hoàng phải nhường ngôi cho người khác

Câu 20. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình tại đâu, vào thời gian nào?

A. Pari (1919 - 1920) và Luân Đôn (1920 - 1921)

B. Vécxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922)

C. Luân Đôn (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922)

D. Oasinhtơn (1919 - 1920) và Vécxai (1921 - 1922)

Câu 21. Nội dung chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận

B. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản

C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa

D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh

Câu 23. Những nước giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ

B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản

C. Anh, Đức, Mĩ, Nhật Bản

D. Italia, Pháp, Mĩ, Nhật Bản

Câu 24. Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh là do đâu?

A. Hệ thống thuộc địa của các nước tư bản không đều nhau

B. Nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi

C. Sự phát triển kinh tế - xã hội không đều giữa các nước tư bản

D. ở mỗi nước tư bản đều có những thế mạnh cạnh tranh riêng của mình

Câu 25. Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thực hiện chính sách gì?

A. Khuyến khích nhân dân ta tích cực sản xuất nông nghiệp để tăng nguồn lương thực

B. Tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp

C. Tăng thuế để tăng nguồn thu ngân sách

D. Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim loại sang Pháp

Câu 27. Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào?

A. Phải gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc

B. Có vai trò chính trong việc bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc

C. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh

D. Tránh sự phụ huộc vào nền công nghiệp chính quốc

Câu 28. Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho việc trao đổi hàng hóa giữa Pháp với Đông Dương thế nào?

A. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm

B. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương tăng lên

C. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp giảm

D. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp tăng lên

Câu 29. Để giải quyết khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa giữa Đông Dương và Pháp trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp đã đưa ra giải pháp gì?

A. Liên kết đầu tư kinh doanh

B. Nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do

C. Khuyến khích đầu tư vốn vào các ngành sản xuất công nghiệp

D. Khuyến khích các nghề thủ công truyền thống phát triển

Câu 30. Nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự chuyển biến ra sao?

A. Chuyển từ độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

B. Chuyển hẳn sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

C. Chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hóa

D. Chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa

Câu 31. Yếu tố nào tác động đến tình hình xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam

B. Những biến động về kinh tế ở Việt Nam

C. Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam

D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 32. Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

B. Không quan tâm phát triển nông nghiệp

C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng

D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Câu 34. Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Đấu tranh chính trị

B. Đấu tranh kinh tế

C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động

D. Bạo động vũ trang

Câu 35. Yếu tố đã tác động mạnh đến tình hình xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. những biến động về kinh tế ở Việt Nam

B. chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội của Pháp ở Việt Nam

C. Pháp là một bên tham chiến trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất

D. chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam

Câu 36. Đời sống của nông dân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất ngày càng bần cùng là do đâu?

A. Hạn hán, lụt bão thường xuyên xảy ra vào các tháng trong năm

B. Chính quyền thực dân không quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp

C. Thực dân Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

D. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu thuế ngày càng nặng

Câu 37. Để có địa vị chính trị nhất định trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam đã làm gì?

A. Tăng cường buôn bán với giới tư sản Pháp

B. Đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh

C. Tiến cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương

D. Lập cơ quan ngôn luận riêng nhằm bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước

Câu 38. Sự kiện lịch sử diễn ra tháng 2 - 1916 trong phong trào công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. 22 công nhân mỏ bôxít Cao Bằng bỏ trốn

B. Khoảng 700 công nhân mỏ than Hà Tu đốt nhà một tên cai thầu nguợc đãi công nhân

C. Nhiều công nhân ở các mỏ than Phấn Mễ và Na Duơng tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên

D. Nữ công nhân nhà máy sàng Kế Bào (Quảng Ninh) nghỉ việc 7 ngày chống cúp phạt lương

Câu 39. Hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

A. Đấu tranh chính trị

B. Đấu tranh kinh tế

C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động

D. Bạo động vũ trang

Câu 40. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất:

A. Chính nghĩa thuộc về phe liên minh

B. Chính nghĩa thuộc về phe hiệp ước

C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa

D. Chính nghĩa thuộc về nhân dân

Câu 41. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra trong giai đoạn nào:

A. 1914 – 1918

B. 1915 – 1918

C. 1916 – 1918

D. 1917 - 1918

Câu 43. Chiến tranh thế giới thứ nhất có kết quả gì:

A. Các nước thắng trận thu được lợi lớn.

B. Bản đồ thế giới được chia lại.

C. Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.

D. A,B,C đều đúng

Câu 44. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng:

A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.

B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.

C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.

D. Bị các nước đế quốc thôn tính.

Câu 45. Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã:

A. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản.

B. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.

C. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.

D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản.

Câu 46. Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sử dụng máy bay trinh sát và ném bom

B. Ném bom và thả hơi độc

C. Mai phục và tiêu diệt

D. Sử dụng tàu ngầm

Câu 47. Sự kiện nào đánh dấu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bị phá sản?

A. Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho Anh sang tiếp viện

B. Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mácnơ, Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu

C. Thất bại của Đức trong trận Véc-đoong

D. Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại

Câu 48. Sự kiện nào đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Hít-le được chỉ định làm thủ tướng

B. Hít-le tuyên bố là quốc trưởng suốt đời

C. Hiến pháp Vai-ma bị xóa bỏ

D. Hít-le tuyên bố đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật

Câu 49. Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) với chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?

A. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến.

B. Hậu quả của hai cuộc chiến tranh nặng nề như nhau.

C. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản.

D. Quy mô của hai cuộc chiến tranh là giống nhau.

Câu 50. Vấn đề cơ bản nào giữa các nước đế quốc vẫn chưa giải quyết được khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc?

A. Mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa

C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa

D. Mâu thuẫn giữa phe Liên minh và phe Hiệp ước

Câu 51. Sự kiện nào xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?

A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga

B. Mĩ chính thức tham chiến

C. Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện

D. Nước Pháp tham chiến

Câu 52. Cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chính sách về kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt Nam

B. Những biến động về xã hội ở Việt Nam

C. Chính sách thống trị của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam

D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 53. Vì sao nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

B. Pháp không quan tâm phát triển nông nghiệp

C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng

D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Câu 54. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam đã làm gì để vươn lên và xác lập địa vị chính trị nhất định?

A. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh

B. Đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp

C. Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước

D. Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương

Câu 55. Nhận định “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” của tạp chí Nam Phong trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) muốn nhấn mạnh điều gì?

A. Sự đóng góp rất lớn của Việt Nam cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất

D. Sức mạnh của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 56. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là:

A. Trật tự một cực.

B. Trật tự đa cực.

C. Trật tự hai cực Ianta.

D. Hệ thống Vecxai - Oasinhtơn.

Câu 57. Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Liên hợp quốc.

B. Hội Quốc liên.

C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.

D. Hội Liên hiệp tư bản.

đáp án Trắc nghiệm Chiến tranh thế giới thứ nhất

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 30A
Câu 2ACâu 31C
Câu 3BCâu 32C
Câu 4BCâu 33D
Câu 5ACâu 34C
Câu 6CCâu 35D
Câu 7DCâu 36D
Câu 8ACâu 37D
Câu 9CCâu 38D
Câu 10CCâu 39C
Câu 11DCâu 40C
Câu 12DCâu 41A
Câu 13DCâu 42C
Câu 14BCâu 43D
Câu 15ACâu 44C
Câu 16CCâu 45D
Câu 17DCâu 46D
Câu 18BCâu 47D
Câu 19ACâu 48A
Câu 20BCâu 49C
Câu 21ACâu 50B
Câu 22DCâu 51A
Câu 23BCâu 52C
Câu 24BCâu 53C
Câu 25DCâu 54C
Câu 26CCâu 55A
Câu 27BCâu 56D
Câu 28ACâu 57B
Câu 29B

Điền Chính Quốc (Tổng hợp)

Các đề khác

X