Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.
Giải thích:
Như ta đã biết:
- Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo, không làm thay đổi độ lớn của lực.
- Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
Vậy nên muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật tức là vừa thay đổi hướng vừa đổi độ lớn của lực thì ta cần dùng hệ thống kết hợp cả hai ròng rọc: một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.
Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật
Xuất bản: 23/11/2020 - Cập nhật: 18/08/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Kết luận nào sau đây là sai khi nói về trọng lượng của vật?
Kết luận sau đây là sai khi nói về trọng lượng của vật: Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.
Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật chỉ đúng khi ta so sánh các vật làm cùng một chất.
Kết luận trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật là sai
Bán kính Trái Đất là R = 6400km, gia tốc trọng trường ở mặt Đất là ${9}{,}{83}{m}{/}{s^2}$. Ở độ cao nào so với mặt đất trọng lượng của vật bằng $\dfrac{2}{3}$ trọng lượng của vật ở trên mặt đất?
Ở độ cao 1440 km so với mặt đất trọng lượng của vật bằng $\dfrac{2}{3}$ trọng lượng của vật ở trên mặt đất.
Giải thích:
Ta có:
Độ lớn trọng lực của vật ở độ cao h là: $P = G.\frac{m.M}{(R + h)^{2}}$
Độ lớn trọng lực của vật ở mặt đất là: $P = G.\frac{m.M}{R^{2}}$
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật ... trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng ... khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
Muốn lực nâng vật (1) nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng (2) lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
Lực nâng chính là thành phần lực khí động toàn phần tác động lên vật thể đang chuyển động trong môi trường chất lưu, có đặc điểm là hướng của nó vuông góc với vận tốc. Ví dụ: Lực nâng của không khí làm máy bay bay lên cao, lực nâng của không khí tác động làm khinh khí cầu có thể bay lên bầu trời, lực nâng của không khí làm các loài côn trùng có cánh có thể bay lượn tự do,...
Ở độ cao nào so với mặt đất thì trọng lượng của vật bằng 0,4 lần trọng lượng của vật đó khi ở trên mặt đất. Biết bán kính Trái Đất là 6400km.
Ở độ cao là 3718,4km so với mặt đất, trọng lượng của vật bằng 0,4 lần trọng lượng của vật đó khi ở trên mặt đất, bán kính Trái Đất là 6400km.
Giải thích: Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. Hay nói cách khác, trọng lượng là tác dụng lực hút của trái đất lên mọi vật làm cho nó đứng im tại vị trí đó.
Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?
Điều kiện giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật là khi ${O}{O}_{2}$ > ${O}{O}_{1}$ thì ${F}_{2}$ < ${F}_{1}$.