Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long

Xuất bản: 17/11/2020 - Cập nhật: 28/12/2023 - Tác giả: Giang

Câu Hỏi:

Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì: Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Giải thích: Nguyên nhân nhà Lý dời đô về Thăng Long được Lý Thái Tổ nêu rõ trong Chiếu dời đô.

Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long

Việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển của đất nước Đại Việt. Quyết định này của vua Lý Công Uẩn thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và tài năng chính trị của ông, góp phần to lớn vào việc xây dựng và phát triển Đại Việt thành một quốc gia phong kiến vững mạnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Trước hết, Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa. Đồng thời, Hoa Lư nằm ở vị trí xa trung tâm đất nước, khó khăn cho việc giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

Thứ hai, Đại Việt lúc bấy giờ đã bước vào thời kỳ phát triển mới, cần có một kinh đô mới phù hợp với tình hình mới. Đại La (tức Hà Nội ngày nay) nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có địa thế rộng rãi, bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng kinh đô, phát triển kinh tế, văn hóa, giao lưu quốc tế.

Thứ ba, việc dời đô là nhằm khẳng định vị thế của Đại Việt như một quốc gia độc lập, tự chủ. Hoa Lư là kinh đô của nhà Đinh, nhà Tiền Lê, là nơi gắn liền với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Việc dời đô về Thăng Long thể hiện quyết tâm của nhà Lý xây dựng Đại Việt thành một quốc gia thống nhất, vững mạnh, không còn bị lệ thuộc vào nước ngoài.

Việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã mang lại nhiều lợi ích cho Đại Việt. Kinh đô mới được xây dựng khang trang, quy mô, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước. Thăng Long cũng là nơi giao lưu, hội tụ của nhiều nền văn hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Giang (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Nhà Lý xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để làm gì?

Nhà Lý xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để: Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi.
Giải thích:
+ Năm 1070, nhà Lý xây dựng văn miếu thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho con vua.
+ Năm 1076, Quốc Tử Giám được mở cho con em qúy tộc đến học và tổ chức một số kì thi.

Điểm giống nhau trong chính sách tổ chức quân đội thời nhà Lý so với thời nhà Trần là

Điểm giống nhau trong chính sách tổ chức quân đội thời nhà Lý so với thời nhà Trần là: Thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
Cả nhà Lý và Trần đều thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân kiến nhà Lý sụp đổ?

Nguyên nhân kiến nhà Lý sụp đổ không phải do quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ nhà Lý.
Giải thích: Lúc này nhà Tống cũng bước vào thời kỳ suy yếu và đứng trước nguy cơ xâm lược của Mông Cổ. Nguyên nhân khiến nhà Lý sụp đổ xuất phát từ bên trong.

Quân đội của nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?

Quân đội của nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận là cấm quân, quân địa phương.
Quân đội của các nhà nước phong kiến ở Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV sớm được tổ chức quy củ, gồm hai bộ phận: cấm quân- quân bảo vệ nhà vua và kinh thành và quân địa phương- canh phòng ở các lộ phủ.

Hình thức tuyển chọn quan lại của nhà Lý có điểm gì mới so với các triều đại trước?

Thời nhà Lý đã xuất hiện thêm một hình thức tuyển chọn quan lại mới là bằng con đường khoa cử. Năm 1075 khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.
Các triều đại trước đây có 3 hình thức tuyển chọn quan lại là nhiệm tự, tiến cử và bảo cử.

Năm 1054, nhà Lý đã đổi tên nước là gì?

Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

Kiến thức bổ sung:

Năm 1009 Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý thành lập – Lý Thái Tổ, năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La rồi đổi tên là Thăng Long (rồng bay). Đến năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

Biểu hiện nào dưới đây không chứng tỏ sự khủng hoảng của nhà Lý cuối thế kỉ XII?

Vua Lý Huệ Tông không có người nối dõi không chứng tỏ sự khủng hoảng của nhà Lý cuối thế kỉ XII
Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng khủng hoảng, suy yếu:
- Chính quyền không chăm lo đến đời sống của nhân dân mà lại lao vào ăn chơi sa đọa

Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?

Các thương nhân châu Âu đến buôn bán và lập thương điếm không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý

- Thời Lý, kinh thành Thăng Long đã dần trở thành đô thị phồn thịnh, biểu hiện:

  • Phía trong Hoàng thành là nơi làm việc, sinh hoạt của nhà vua và hoàng thất. Có nhiều cung điện được xây dựng nguy nga bằng gỗ, lợp ngói ống, đầu có bít ngói hình rồng, hình phượng, hình hoa sen tạo thành một điềm mái mĩ lệ trước lầu rồng, gác phượng. Ngoài một số cung điện còn có lầu gác hai- ba tầng, từ xã đã thấy cung điện vua ngự cao đến 4 tầng.
  • Phía ngoài Hoàng thành có khu dân cư với hệ thống chợ- bến, phường phố công thương nghiệp và những xóm trại nông nghiệp...

Sở hữu ruộng đất tối cao thời nhà Lý thuộc về lực lượng nào?

Ruộng đất trong cả nước trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua

Thời nhà Lý sản xuất nông nghiệp phát triển không xuất phát từ lý do nào sau đây?

Sản xuất nông nghiệp thời Lý phát triển xuất phát từ những chính sách tích cực phát triển nông nghiệp của nhà nước:
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Trên danh nghĩa thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nhưng thực tế ruộng đất được đem chia đều cho nông dân cày cấy và nộp tô thuế cho nhà vua.

đề trắc nghiệm lịch sử 7 mới nhất

X