Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là: các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Giải thích: Thờ Trần Nho giáo phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Các nhà nho được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước: Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Chu Văn An,..
Tình hình Nho giáo dưới thời tiền Lê là: Nho giáo đã xâm nhập vào nước ta nhưng chưa anh hưởng đáng kể.
Dưới thời Tiền Lê: Nho giáo đã được du nhập vào nước ta nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Nho học chỉ được tầng lớp tăng lữ tiếp cận.
Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn ở nước ta từ thế kỉ XV
Luận điểm của Nho giáo quy định tôn ti trật tự xã hội phong kiến là tam cương
Thời Trần, địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng được nâng cao do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. Nhiều nhà nho được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước như Trương Hán Siêu, Đoàn Nhữ Hải, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Chu Văn An...
Giáo dục nho giáo có hạn chế là không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
Giải thích: Giáo dục Nho học có hạn chế là không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kìm hãm sự phát triển kinh tế.
Lí do để giai cấp thống trị chọn Nho giáo làm quốc giáo là theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là "Thiên tử" và có quyền quyết định tất cả. Với tư tưởng vua là con trời, ý của vua là ý của trời của Nho giáo sẽ giúp cho giai cấp thống trị, đặc biệt là nhà vua được củng cố quyền lực.
Các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao Nho giáo nhằm mục đích duy trì trật tự, đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị và góp phần giữ vững kỉ cương phép nước
Nho giáo hay còn được gọi là Khổng giáo, do Không Tử (thế kỉ VI - V TCN) lập ra ở Trung Quốc.