Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác:1. Lưu biệt khi xuất

Xuất bản: 27/11/2020 - Cập nhật: 02/11/2023 - Tác giả: Điền Chính Quốc

Câu Hỏi:

Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác:

1. Lưu biệt khi xuất dương
2. Từ ấy
3. Chiều tối
4. Nhớ rừng

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Sắp xếp các bài thơ theo trình tự thời gian sáng tác:
1. Lưu biệt khi xuất dương được Phan Bội Châu sáng tác vào năm 1905, trước lúc sang Nhật Bản tìm một con đường cứu nước mới, ông làm bài thơ này để giã từ bè bạn, đồng chí.
4. Nhớ rừng là bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ viết năm 1934.
2. Từ ấy là tập thơ đầu của nhà thơ Việt Nam Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng 10 năm kéo dài từ 1937 đến 1946.
3. Chiều tối rút ra từ tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ sáng tác khi Bác bị chính quyền Tưởng Gới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng từ mùa thu năm 1942 tới mùa thu năm 1943.

Điền Chính Quốc (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Nội dung chính của tập thơ "Từ ấy" là gì ?

Nội dung chính của tập thơ Từ ấy là ghi lại chặng đường đấu tranh và trưởng thành của tác giả từ  khi bắt gặp lí tưởng đến cách mạng tháng 8/1945.
Giải thích:
Nội dung chính bài thơ "Từ ấy": "Từ ấy" đã đánh dấu bước ngoặt trưởng thành vô cùng qua trọng của Tố Hữu trên chặng đường cách mạng. Nó là tiếng reo mừng, sung sướng của một người thanh niên trẻ khi được lí tưởng cách mạng soi sáng, để từ đó quyết tâm đem sức mình cống hiến cho Tổ quốc.

Bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì và với giọng điệu như thế nào?

Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, hùng tráng.

Bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ?

ài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ: Kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên

Bài thơ "Nhớ rừng" của tác giả nào?

Bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ.
Đôi nét về tác giả Thế Lữ
- Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ
- Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội)
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thơ mới hiện đại (1932 - 1945)

Hình ảnh con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú (Nhớ rừng, Thế Lữ) thực chất là hình ảnh của ai?

Hình ảnh con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú (Nhớ rừng, Thế Lữ) thực chất là hình ảnh của người thanh niên yêu nước trước cách mạng tháng 8/ 1945.

Bài thơ "Từ ấy" ra đời trong hoàn cảnh nào?

Vào năm 1938, khi tác giả được tham gia cách mạng.

Nội dung bài thơ "Nhớ rừng"của Thế Lữ là gì?

Nội dung bài thơ Nhớ rừngcủa Thế Lữ là:

  • Diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng.
  • Niềm khao khát sự tự do một cách mãnh liệt.
  • Khơi dậy lòng yêu nước một cách thầm kín của người dân mất nước sống cảnh đời nô lệ, phụ thuộc.

Hoài Thanh cho rằng: " Ta tưởng trừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường". Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ "Nhớ rừng"?

"Ta tưởng trừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường."
Nhận định trên nói về cảm xúc mãnh liệt của bài thơ

Bài thơ "Nhớ rừng" được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

Bài thơ Nhớ rừng được sáng tác vào khoảng thời gian trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935

Nội dung bài thơ Nhớ rừng là:

Nội dung bài thơ Nhớ rừng là:
  • Niềm khao khát tự do mãnh liệt.
  • Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối.
  • Lòng yêu nước sâu sắc và kín đáo.

đề trắc nghiệm ngữ văn 11 mới nhất

X