Tỉ khối hơi: Công thức và câu hỏi trắc nghiệm thường gặp

Tỉ khối hơi là gì? Công thức tính tỉ khối hơi giưa chất khí A với chất khí B; tỉ khối hơi so với không khí...

Cùng Đọc tài liệu tổng hợp lại kiến thức và luyện tập bộ câu hỏi trắc nghiệm về "tỉ khối hơi"

Lý thuyết cần nhớ về tỉ khối hơi

Khái niệm về tỉ khối hơi.

Tỷ khối là khái niệm chỉ sử dụng cho chất khí. Nó là công thức xác định phân tử khối của chất A so với chất B xem chất A nặng hơn hay nhẹ hơn chất B bao nhiêu lần. Đây cũng chính là ý nghĩa của tỉ khối chất khí.

Công thức tính tỉ khối hơi của chất khí

1. Tỉ khối hơi của chất khí A với chất khí B
Tỉ khối của chất khí A so với chất khí B được tính theo công thức:
$d_{A/B}= \dfrac{M_A}{M_B}$
Trong đó:
$d_{A/B}$ là tỉ khối của khí A đối với khí B
$M_A$ là khối lượng mol của khí A
$M_B$ là khối lượng mol của khí B
2. Tỉ khối hơi so với không khí
Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng “mol không khí” là 29 g/mol.
Tỉ khối của chất khí so với không khí được tính theo công thức sau:
$d_{A/kk}=\dfrac{M_A}{M_{kk}}.\dfrac{M_A}{29}$
Trong đó:
$d_{A/kk}$ là tỉ khối của chất khí A so với không khí.
$M_{A}$ là khối lượng mol của chất khí A, $M_{kk}$ là “khối lượng mol trung bình” của không khí.
- Trong không khí để đơn giản ta xem như chứa 80% khí nitơ và 20% khí oxi. Vậy khối lượng mol của không khí là:
$\overline{M_{k k}}=\frac{\% N_{2} \cdot M_{N_{2}}+\% O_{2} \cdot M_{O_{2}}}{100 \%}$
$\overline{M_{k k}}=\frac{80 \% .28+20 \% .32}{100 \%}=29(\mathrm{~g} / \mathrm{mol})$
3. Một vài công thức tính tỉ khối hơi thông dụng
a. Cách tính tỉ khối so với H2
- Công thức tính tỉ khối hơi của A so với hidro là:
$d_{A/H2}=\dfrac{M_A}{2}$
b. Cách tính tỉ khối so với He
- Công thức tính tỉ khối của khí A so với Heli là:
$d_{A/He}=\dfrac{M_A}{4}$
c. Tỉ khối hơi so với Oxi
- Tỉ khối của khí A so với O2 tính theo công thức:
$d_{A/O2}=\dfrac{M_A}{32}$

     Cùng luyện tập lại kiến thức về tỉ khối hơi với bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án được tổng hợp lại từ các bộ đề thi THPT 

Trắc nghiệm về tỉ khối hơi

Câu 1. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol axit cacboxylic đơn chức X cần đủ 3,5 mol O2. Trộn 7,4 gam X với lượng đủ ancol no Y (biết tỉ khối hơi của Y so với O2 nhỏ hơn 2). Đun nóng hỗn hợp với H2SO4 làm xúc tác. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 8,7 gam este Z (trong Z không còn nhóm chức nào khác). Công thức cấu tạo của Z là
Câu 2. Hợp chất A có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với dung dịch NaOH. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong A là: 68,852% C; 4,918%H, còn lại là phần trăm oxi. Tỉ khối hơi của A so với Heli nhỏ hơn 50.
Cho 14,64 gam hỗn hợp B gồm tất cả các đồng phân cấu tạo của A thỏa mãn dữ kiện đề bài, có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
Câu 3. Phân tử chất hữu cơ X có 2 nguyên tố C, H. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là 22. Công thức phân tử của X là
Câu 4. Cho 3 kim loại Al, Fe và Cu vào 2 lít dung dịch $HNO _{3}$ phản ứng vừa đủ thu được 1,792 lít khí X (đktc) gồm $N _{2}$ và $NO _{2}$ có tỉ khối hơi so với He bằng 9,25. Nồng độ mol/lít của $HNO _{3}$ trong dung dịch ban đầu là
Câu 5. Phân tích x gam chất hữu cơ A chỉ thu a gam CO2 và b gam H2O. Biết 3a = 11b và 7x = 3(a + b). Tỉ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 3. Công thức cấu tạo của A là:
Câu 6. Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Phần trăm khối lượng Mg trong R gần với giá trị nào sau đây ?
Câu 7. Nung 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm axetilen, propilen, và hiđro (tỉ lệ mol là 2:1:3) trong bình đựng bột Ni một thời gian thì thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với X là $\frac{12}{7}$ . Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch $AgNO _{3} / NH _{3}$ thì thu được 12 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ hết khí Z vào bình đựng dung dịch brom dư thấy có m gam brom phản ứng. Giá trị của m là
Câu 8. Dẫn 6,72 lít khí CO (đktc) qua m gam hỗn hợp gồm $Fe _{2} O _{3}$ và MgO (tỉ lệ mol 1 : 1) nung nóng, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với He bằng 10,2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Câu 9. Một hiđrocabon X ở thể khí có tỉ khối hơi so với hiđro là 15. Công thức phân tử của X là:
Câu 10. Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %mc = 54,54% ; %mH = 9,09% còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là
Câu 11. Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol $Cu{(N{O_3})_2}$, sau một thời gian thu được chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí $N{O_2}$ và ${O_2}$. X tan  hoàn toàn trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm ${N_2}$ và ${H_2}$, tỉ khối của Z so với ${H_2}$ là 11,4. Giá trị  m gần nhất
Câu 12. Hỗn hợp A gồm Fe(NO3)3, Al, Cu và MgCO3. Hòa tan 28,4 gam A bằng dung dịch H2SO4 thu được dung dịch B chỉ chứa 65,48 gam muối và V lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO, N2O, N2 , H2 và CO2 (trong đó có 0,02 mol H2 ) có tỉ khối so với H2 là 16. Cho B tác dụng với lượng dư BaCl2 thu được 123,49 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho từ từ NaOH vào B thì lượng kết tủa cực đại thu được là 31,92 gam. Giá trị của V là
Câu 13. Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6, C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Câu 14. Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lit đktc khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là \frac2318. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây.
Câu 15. Cho X có công thức phân tử là C5H8O2, phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra muối X1 và chất hữu cơ X2, nung X1 với vôi tôi xút thu được một chất khí có tỉ khối với hiđro là 8; X2 có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là
Câu 16. Cho Al tác dụng với dung dịch X tạo ra khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 32. X là dung dịch nào sau đây
Câu 17. Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870 ml dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,06 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,667. Giá trị của m là
Câu 18. Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no, có một liên kết ππ giữa các nguyên tử cacbon trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ. Dẫn toàn bộ Z vào bình kín đựng Na, sau cô cạn dung dịch th được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình kính đựng Na, sau phản ứng khối lượng bình tăng 189,4 gam đồng thời sinh ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 19. X là hỗn hợp rắn gồm Mg, NaNO3 và FeO (trong đó oxi chiếm 26,4% về khối lượng). Hòa tan hết m gam X trong 2017 gam dung dịch H2SO4 loãng, nồng độ 10% thu được dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 6,6. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan Z và 1922,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Mg trong X là
Câu 20. Cho một lượng CuSO4.5H2O vào 100ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ tới khi khối lượng catot tăng m gam thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 14,0 gam bột Fe thu được dung dịch Y (không chứa ion NH+4NH4+) và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí không màu trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 31/3. Giá trị m là
Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 2 lít dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn cẩn thận dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Câu 22. Hỗn hợp X gồm FeO, FeCO3, CuO, CuCO3, Fe3O4 trong đó oxi chiếm 31,381% khối lượng. Nung 36,2 gam hỗn hợp X trong điều kiên không có không khí đến khối lượng không đổi thu được 30,48 gam hỗn hợp Y. Cho 36,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 5,04 lít hỗn hợp khí (đktc, SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Cho 36,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 thu dược hỗn hợp khí CO2, NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro là 21,125 (ngoài NO và NO2 không còn sản phẩm khử nào khác). Số mol HNO3 tham gia phản ứng là
Câu 23. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và FeCl3 vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (với các điện cực trở) đến khi ở anot thoát ra 0,2 mol hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 30,625 thì dừng lại. Dung dịch thu được sau điện phân có chứa 2 muối có nồng độ mol bằng nhau. Giả sử hiệu suất điện phân là 100% khí sinh ra không tan trong nước. Giá trị của m là
Câu 24. Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn một phần trong dung dịch HCl dư, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 bằng 9,4 và dung dịch Y. Cho hai phần tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 0,2075 mol hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Khối lượng của FeCl2 có trong dung dịch Y là
Câu 25. M là kim loại thuộc nhóm IIA. Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5. M là:
Câu 26. Cho m gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,75. Giá trị của m là
Câu 27. 9: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3, tỉ khối hơi của X đối với H2 là 19,2. Đốt cháy hoàn toàn a mol khí CO cần 1 mol X. Giá trị của a là
Câu 28. Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng
Câu 29. Đun nóng 4,8 gam bột magie với 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hõn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là
Câu 30. Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm S và Fe vào một bình kím không có oxi. Nung bình cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Tỉ khối của Y so với H2 là
Câu 31. Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức là đồng phân của nhau. Đun nóng m gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và (m - 8,4) gam hỗn hợp hơi gồm hai anđehit no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch Y thu được (m - 1,1) gam chất rắn. Công thức của hai este là
Câu 32. Thủy phân este X có công thức phân tử $C_{4}H_{8}O_{2}$ trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với $H_{2}$ bằng 23. Tên của X là
Câu 33. X là một este no, đơn chức mạch hở có tỉ khối hơi đối với nito oxit là 3,4. Nếu đem đun m gam este X với 1 lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được m1 gam muối. Nếu đem đun m gam este với 1 lượng vừa đủ dung dịch KOH thu được $m_2$ gam muối. Biết $m_{1} < m < m_{2}$. Công thức cấu tạo thu gọn của X là.
Câu 34. Hỗn hợp khi X gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với He bằng 1,8. Đun nóng trong bình kín một thời gian (có bột Fe làm xúc tác) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với He bằng 2. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là:
Câu 35. Điều chế NH3 từ hỗn hợp hồm N2 và H2 (tỉ lệ 1 : 3) . Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,9. Hiệu suất phản ứng là
Câu 36. Đốt cháy hết m gam than (C) trong V lít oxi thu được 2,24 lít hỗn hợp X gồm 2 khí. Tỉ khối của X so với oxi bằng 1,25. Các thể tích đo được ({đktc}). Giá trị của m và V là
Câu 37. Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4. Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457. Giá trị của m là
Câu 38. Tỉ khối hơi cuả chất X so với hiđro bằng 44. Phân tử khối của X là
Câu 39. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O, tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là:
Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là
Câu 41. Nung hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe và 0,2 mol S cho đến khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí B. Tỉ khối của B so với không khí là
Câu 42. Cho luồng khí CO đi qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng một thời gian, thu được 6,72 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,448 lít khí Y (đktc) duy nhất có tỉ khối so với khí H2 bằng 15. Giá trị của m là
Câu 43. Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm $C _{2} H _{2}$ và $H _{2}$ qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với $H _{2}$ là 14,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol $Br _{2}$ trong dung dịch. Giá trị của a là
Câu 44. Hỗn hợp X gồm axetilen và etan có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 qua ống đựng xúc tác thích hợp, nung nóng ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp Y gồm etan, etilen, axetilen và $H _{2}$. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với hidro là 129/13. Nếu cho 0,65 mol Y qua dung dịch Brom dư thì số mol $Br_2$ phản ứng tối đa là
Câu 45. Hỗn hợp X gồm các chất Y (C5H14N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 21,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm, tỉ khối của mỗi khí so với không khí đều lớn hơn 1. Mặt khác 21,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư đun nóng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m gần nhất với
Câu 46. Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là
Câu 47. Khí X có tỉ khối đối với oxi là 0,8125. Khí X là

đáp án Tỉ khối hơi: Công thức và câu hỏi trắc nghiệm thường gặp

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 A Câu 25 D
Câu 2 B Câu 26 A
Câu 3 B Câu 27 C
Câu 4 A Câu 28 A
Câu 5 A Câu 29 B
Câu 6 A Câu 30 D
Câu 7 A Câu 31 A
Câu 8 C Câu 32 A
Câu 9 A Câu 33 D
Câu 10 D Câu 34 C
Câu 11 A Câu 35 D
Câu 12 D Câu 36 A
Câu 13 C Câu 37 D
Câu 14 A Câu 38 D
Câu 15 C Câu 39 B
Câu 16 D Câu 40 D
Câu 17 A Câu 41 A
Câu 18 D Câu 42 C
Câu 19 C Câu 43 D
Câu 20 C Câu 44 B
Câu 21 B Câu 45 D
Câu 22 B Câu 46 D
Câu 23 B Câu 47 A
Câu 24 B

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)



     Trên đây là toàn bộ kiến thức cần nhớ và các câu hỏi trắc nghiệm thường gặp về tỉ khối hơi của chất khí, hi vọng giúp các em học tốt môn hóa.

Các đề khác

X