Câu hỏi trắc nghiệm axit nitric HNO3

Kiến thức về HNO3 cần nhớ và các dạng câu hỏi trắc nghiệm thường gặp. Trắc nghiệm lý thuyết HNO3.

Lý thuyết về axit nitric HNO3

Axit Nitric (HNO3) là gì?

Axit nitric là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học HNO3. Là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. Trong tự nhiên, acid nitric hình thành trong những cơn mưa giông kèm sấm chớp. Nó là tác nhân của mưa axit

Tính chất hóa học của HNO3

Axit nitric (HNO3) là một monoaxit mạnh, một chất oxy hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ và là một axit một nấc vì chỉ có một sự phân ly.

1. Tính axit mạnh

- Là 1 trong các axit mạnh nhất.

- Phân li hoàn toàn trong dung dịch loãng: HNO3 → H+ + NO3-

- Làm quỳ tím chuyển đỏ.

- Tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O

CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

- Tác dụng với các bazơ → muối + H2O

Mg(OH)2 + 2HNO3 → Mg(NO­3)2 + 3H2O

KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

- Tác dụng với muối → Muối mới + axit mới (yếu hơn axit HCl)

BaCO3 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + CO2 + H2O

2. Tính oxi hóa mạnh

a. HNO3 tác dụng với kim loại

- HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt). Tùy thuộc vào nồng độ axit, nhiệt độ và xúc tác, sản phẩm tạo ra cuối cùng có thể gồm nhiều loại và nhiều sản phẩm khử đa dạng như N2, NO, NO2, N2O, NH4NO3.

Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

Fe + 4HNO3 (loãng) → 2H2O + NO + Fe(NO3)3

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + 2H2O + NO

- Khi kim loại phản ứng với axit nitric rất loãng (1–2% hay 0,2–0,3 M) và lạnh (gần 0 ℃) thì mới giải phóng hydro

Mg(rắn) + 2HNO3 (dd) → Mg(NO3)2 (dd) + H2 (khí)

b. HNO3 tác dụng với phi kim

Các nguyên tố phi kim này thường bị oxy hóa đến trạng thái oxy hóa cao nhất và tạo ra nitơ dioxide đối với acid đặc và nitơ oxide đối với acid loãng

C + 4HNO3 → CO2↑ + 4NO2↑ + 2H2O

3C + 4HNO3 → 3CO2↑ + 4NO↑ + 2H2O

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2↑ + H2O

c. Tác dụng với các chất khử khác

- HNO3 tác dụng với oxit bazơ, bazơ và muối trong đó kim loại chưa có hóa trị cao nhất...

4HNO3(đặc,nóng) + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

4HNO3(đặc,nóng) + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2

d. Sự thụ động hóa

Dù Cr, Fe, Co, Ni, Mn, Al dễ hòa tan trong dung dịch HNO3 loãng, nhưng đối với HNO3 đặc nguội lại tạo một lớp oxit kim loại Al2O3, Fe2O3,… bảo vệ chúng khỏi bị oxy hóa thêm, hiện tượng này gọi là sự thụ động hóa.

Điều chế HNO3

1. Trong công nghiệp

- Quy trình: gồm 3 bước: NH3 → NO → NO2 → HNO3

(1) Sản xuất NO từ NH3:

$NH3 + 5O2 \overset {850-900^oC; Pt} \rightarrow 4NO + 6H2O$

(2) Chuyển từ NO thành NO2:

2NO + O2 → 2NO2

(3) Chuyển hóa NO2 thành HNO3:

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

2. Trong phòng thí nghiệm

H2SO4 (đặc) + NaNO3 (tinh thể) → HNO3 + NaHSO4

Top 50 câu hỏi trắc nghiệm về HNO3

Câu 1. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa ?
Câu 2. Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là
Câu 3. Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan ( không chứa muối amoni ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 3,1 gam P trong 100 gam dung dịch HNO3 63% (đặc nóng) thu được dung dịch X và V lít (đktc) khí NO2 duy nhất. Giá trị của V là
Câu 5. Cho cacbon lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc , H2SO4 đặc, KClO3 , CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó cacbon đóng vai trò chất khử là
Câu 6. Cho m gam than (C) tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 11,2 lít hỗn hợp X gồm 2 khí (đktc). Giá trị của m là
Câu 7. Cho các phản ứng sau:
(1) Si + F2 →
(2) Si + O2 →
(3) Si + NaOH + H2O →
(4) Si + Mg →
(5) Si + HF + HNO3 →
Số phản ứng Si thể hiện tính khử là:
Câu 8. Đun nóng 27 gam glucozơ với AgNO3/NH3 dư, đun nóng. Lọc lấy Ag rồi cho vào dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thì sau phản ứng thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và khối lượng dung dịch axit tăng a gam. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
Câu 9. Cho 11,36 gam hồn hợp gồm $Fe , FeO , Fe _{2} O _{3}, Fe _{3} O _{4}$ phản ứng hết với dung dịch $H N O_{3}$ loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa 12,88 gam Fe. Số mol HNO3 có trong dung dịch ban đầu là
Câu 10. Chất nào sau đây khí phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng sẽ không sinh ra khí ?
Câu 11. Hòa tan hết m gam Fe bằng 400ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
Câu 12. Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X và hỗn hợp khí gồm CO2, NO. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của m là
Câu 13. Hoà tan hoàn toàn 10 gam gang trong dung dịch HNO3 đặc nóng (dư), thu được V lít hỗn hợp 2 khí (đktc). Biết hàm lượng C trong gang là 4,8%, bỏ qua các nguyên tố khác trong gang. Giá trị của V là
Câu 14. Cho luồng khí CO đi qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng một thời gian, thu được 6,72 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,448 lít khí Y (đktc) duy nhất có tỉ khối so với khí H2 bằng 15. Giá trị của m là
Câu 15. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là:
Câu 16. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
Câu 17. Cho sơ đồ phản ứng : Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

Sau khi lập phương trình hóa học của phản ứng , ta có số nguyên tử Cu bị oxi hóa và số phân tử HNO3 bị khử là:
Câu 18. Cho Cu tác dụng với các dung dịch sau: HNO3, HCl, AgNO3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Na2S. Số dung dịch Cu phản ứng được là:
Câu 19. Hòa tan hoàn toàn 2 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe vào dung dịch HNO3 dư, sau đó cô cạn , thu được 0,224 lít khí NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất) và m gam muối khan. Giá trị m là:
Câu 20. Hỗn hợp X gồm Fe và FeS. Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí (đktc). Mặt khác, m gam X tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối nitrat duy nhất và 2V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và SO2.Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3, thu được 0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là:
Câu 22. Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 nồng độ a (%), thu được 1,568 lít NO2 (đktc) duy nhất và dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 9,76 gam chất rắn. Giá trị của a là
Câu 23. Để chuẩn độ 20ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và HNO3 aM cần dùng 16,5 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M. Giá trị của a là:
Câu 24. Hóa chất phân biệt ba dung dịch riêng biệt: HCl, HNO3, H2SO4 là
Câu 25. Chuẩn độ 20ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M + HNO3 aM cần dùng 16,5ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M. Gía trị của a là?
Câu 26. Công nghiệp hóa chất sản xuất ra các hóa chất cơ bản như: HCl, H2SO4, HNO3, NH3, NaOH,… làm nguyên liệu để sản xuất:
Câu 27. Cho phản ứng : aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a+b) bằng
Câu 28. Để điều chế 26,73 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit HNO3 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là
Câu 29. Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là
Câu 30. Ba dung dịch A, B, C thoả mãn:

- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.

- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.

- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.

Các chất A, B và C lần lượt là
Câu 31. Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.

Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + e) bằng
Câu 32. Cho dãy các kim loại: Fe, Zn, Al, Mg, Ag, Cu. Số lượng kim loại vừa phản ứng được với dung dịch NaHSO4, vừa phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
Câu 33. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2 dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
Câu 34. Dung dịch X có các đặc điểm sau:

- Đều có phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3

- Đều không có phản ứng với dung dịch HCl, dung dịch HNO3

Dung dịch X là dung dịch nào sau đây?
Câu 35. Đổ dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2 . Số trường hợp tạo thành kết tủa là:
Câu 36. Cho phản ứng:

Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O

Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là
Câu 37. Hòa tan hết 0,4 mol Mg trong dung dịch HNO3 thu được 0,1 mol khí Z (sản phẩm khử duy nhất). Z là
Câu 38. Cho dãy các chất: $FeO , Fe ( OH )_{2}, FeSO _{4}, Fe _{3} O _{4}, Fe _{2}\left( SO _{4}\right)_{3}$, $Fe _{2} O _{3}$. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng) là
Câu 39. Hỗn hợp X gồm a mol P và b mol S. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng thu được dung dịch Y và thoát ra khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Trung hoà dung dịch Y bằng NaOH thì cần bao nhiêu mol?
Câu 40. Cho các phát biểu sau :

(1) Tơ poliamit có chứa các liên kết peptit –CO-NH-.

(2) Trong công nghiệp người ta điều chế Clo bằng cách điện phân nóng chảy NaCl.

(3) Trong các muối sau $FeCl _{2}, FeCl _{3}, Fe \left( NO _{3}\right)_{2}, Fe \left( NO _{3}\right)_{3}$,$Fe _{2} O _{3}$ có 3 chất chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học.

(4) Trong các hợp chất thì số oxi hóa của mỗi nguyên tố luôn khác 0.

(5) Trong các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C và H có thể có thêm O,N…

(6) Axit HNO3 có thể hiện tính oxi hóa hoặc khử.

Số phát biểu đúng là :
Câu 41. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,1 mol CuO và 0,14 mol Al trong 500ml dung dịch HNO3 aM vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí N2O duy nhất ở đktc. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y
Câu 42. Cho amin đơn chức X tác dụng với HNO3 loãng thu được muối amoni Y trong đó nitơ chiếm 22,95% về khối lượng. Vậy công thức phân tử của amin là
Câu 43. Dẫn lượng dư hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO) qua m (gam) cacbon nung đỏ thu được hỗn hợp Y gồm CO, H2, CO2 và hơi nước. Cho Y đi qua bình đựng CuO, Fe2O3 dư nung nóng thu được chất rắn Z và khí T. Z tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 8,064 lít NO là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn T vào dung dịch mol Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 59,1 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
Câu 44. Cho m gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,1792 lít khí N2 (đktc) và dung dịch X chứa 6,67m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 45. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại M (biết M chỉ có một hóa trị duy nhất) vào dung dịch axit HNO3 dư, thu được dung dịch A. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
– Phần 1: cho tác dụng với NaOH dư được kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi thu được 4,0 gam oxit kim loại.
– Phần 2: cô cạn ở điều kiện thích hợp thu được 25,6 gam một muối X duy nhất. Muối X có công thức phân tử là
Câu 46. Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 thu được khí X không màu hóa nâu trong không khí. X là
Câu 47. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?
Câu 48. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng
(b) Cho lá Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 và HNO3
(c) Cho lá Zn vào dung dịch HCl
(d) Để miếng gang ngoài không khí ẩm
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
Câu 49. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho lá kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.
(3) Đốt cháy dây Mg trong khí Cl2.
(4) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng.
(5) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch AgNO3.
(6) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch Fe(NO3)3.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là

đáp án Câu hỏi trắc nghiệm axit nitric HNO3

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 26D
Câu 2BCâu 27A
Câu 3ACâu 28D
Câu 4ACâu 29D
Câu 5ACâu 30D
Câu 6ACâu 31A
Câu 7CCâu 32C
Câu 8ACâu 33D
Câu 9CCâu 34B
Câu 10CCâu 35B
Câu 11ACâu 36B
Câu 12DCâu 37D
Câu 13DCâu 38C
Câu 14CCâu 39B
Câu 15DCâu 40A
Câu 16CCâu 41A
Câu 17DCâu 42B
Câu 18BCâu 43A
Câu 19ACâu 44C
Câu 20ACâu 45B
Câu 21CCâu 46B
Câu 22BCâu 47B
Câu 23DCâu 48A
Câu 24CCâu 49C
Câu 25C

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)



Hy vọng với phần lý thuyết và các câu hỏi trắc nghiệm về HNO3 do Đọc tài liệu tổng hơn trên đây sẽ giúp các em học tốt môn hóa.

Các đề khác

X