Fe, Zn, Al, Mg, Ag, Cu. Số lượng kim loại phản ứng NaHSO4, HNO3

Xuất bản: 16/12/2020 - Cập nhật: 31/10/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng

Câu Hỏi:

Cho dãy các kim loại: Fe, Zn, Al, Mg, Ag, Cu. Số lượng kim loại vừa phản ứng được với dung dịch NaHSO4, vừa phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội là

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Trong các kim loại: Fe, Zn, Al, Mg, Ag, Cu thì có 2 kim loại vừa phản ứng được với dung dịch NaHSO4, vừa phản ứng được với dung dịch HNO3 là Zn và Mg.

NaHSO4 có tính axit mạnh (điện li hoàn toàn ra H+).

NaHSO4 → Na+ + H+ + SO42–.

Al, Fe và Cr bị thụ động với HNO3 đặc, nguội.

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc thường sinh ra khí NO2 có màu nâu đỏ, độc và gây ô nhiễm môi trường. Tên gọi của NO2 là

Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc thường sinh ra khí NO2 có màu nâu đỏ, độc và gây ô nhiễm môi trường. Tên gọi của NO2 là là nitơ đioxit.

Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là

Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là Fe, Al, Cr
Giải thích: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội vì tạo nên một màng oxit bền trên bề mặt các kim loại này, bảo vệ cho kim loại không tác dụng với axit nitric và những axit khác mà trước đó chúng tác dụng dễ dàng.

Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại Fe tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(c) Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

(a) Sai, Fe không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Sai, Be không phản ứng.
(c) Đúng: Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
Cu sinh ra bám vào Zn tạo cặp điện cực Zn-Cu tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li nên có ăn mòn điện hóa.

Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch CuSO4 nhưng không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội?

Kim loại phản ứng được với dung dịch CuSO4 nhưng không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là Fe.

Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho hỗn hợp Ba và Al (có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào H2O dư.
(b) Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) và dung dịch H2SO4 loãng dư.
(c) Cho hỗn hợp Cu và Fe(OH)3 (có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào dung dịch HCl loãng, dư.

Có 2 thí nghiệm chất rắn bị hòa tan hết là a và b.
(a) Ba + 2Al + 4H2O → Ba(AlO2)2 + 4H2
(b) Cu + Fe3O4 + 4H2SO4 → CuSO4 + 3FeSO4 + 4H2O
(c) Cu + 2Fe(OH)3 + 6HCl → CuCl2 + 2FeCl2 + 6H2O
Cu còn dư.
(d) Không tan do Al, Fe bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội.

Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư, sinh ra 3,36 lít khí(đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên vào lượng dư HNO3 đặc, nguội sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị m là:

Giá trị m là 12,3.

- Cho Al, Cu vào HCl dư thì chỉ có Al phản ứng:

Al + 3HCl → AlCl3+ 3/2 H2

Ta có: nAl = 2/3.nH2 = 2/3. 0,15 = 0,1 mol

- Cho Al, Cu vào HNO3 đặc nguội thì chỉ có Cu phản ứng:

Cu + 4HNO3→ Cu(NO3)2+ 2NO2+ 2H2O

Ta có: nCu = ½. nNO2 = ½. 0,3 = 0,15 mol

đề trắc nghiệm hóa học 12 mới nhất

X