Trang chủ

Có 4 dung dịch riêng biệt : HCl; CuCl2; FeCl3; HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi

Xuất bản: 10/11/2021 - Cập nhật: 02/11/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Câu Hỏi:

Có 4 dung dịch riêng biệt : HCl; CuCl2; FeCl3; HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Fe + HCl: ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
Fe + CuCl2: ăn mòn điện hóa vì hình thành 2 điện cực Fe và Cu. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện li
Fe + FeCl3: ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
Fe + HCl có lẫn CuCl2 : cả ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học vì xảy ra các phản ứng sau
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới)
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
→ xảy ra ăn mòn điện hóa

Ăn mòn điện hóa là gì?


Ăn mòn điện hóa học là một hiện tượng xảy ra do sự phá hủy kim loại khi hợp kim tiếp xúc với những dung dịch chất điện li để tạo nên dòng điện. Thực chất, ăn mòn điện hóa học chính xác là quá trình oxy hóa khử, trong đó các kim loại bị ăn mòn bởi tác dụng của các dung dịch chất điện ly và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương.

Còn trên thực tế, hiện tượng ăn mòn điện hóa thường xảy ra khi cặp kim loại hay hợp kim để bên ngoài không khí ẩm, hoặc chúng được nhúng vào dung dịch axit, dung dịch muỗi hoặc trong nước không nguyên chất.
Câu hỏi liên quan
Kim loại Fe tác dụng với HNO3 đặc nóng, dư thu được muối nào sau đây?

Kim loại Fe tác dụng với HNO3 đặc nóng, dư thu được muối Fe(NO3)3.
PTHH: Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O

Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2 và muối nào sau đây?

Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2 và muối FeSO4.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là

Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là 3.

FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3.

Kim loại Fe tác dụng với dung dịch axit nào sau đây giải phóng khí H2?

Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.

Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch CuCl2
PTHH xảy ra như sau:
Fe + CuCl2 → Cu + FeCl2

Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) clorua?

Thí nghiệm thu được muối sắt(III) clorua là đốt cháy dây Fe trong khí Cl2.

PTHH: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Kim loại Fe tác dụng với dung dịch axit (lấy dư) nào sau đây thu được muối Fe(lI)?

A. Fe + H2SO4 đặc nóng, dư → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
B. Fe + H2SO4 loãng, dư → FeSO4 + H2
C. Fe + HNO3 đặc nóng, dư → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
D. Fe + HNO3 loãng, dư → Fe(NO3)3 + NO + H2O.

Cho 11,2 gam kim loại Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư thu được m gam Cu. Giá trị của m là

Giá trị của m là 12,8.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
CuSO4 dư nên Fe phản ứng hết → nCu = nFe = 0,2
→ mCu = 12,8 gam

Kim loại Fe không tan được trong dung dịch

Kim loại Fe không tan được trong dung dịch

Đang xử lý...

đề trắc nghiệm hóa học 12 mới nhất