Việc giải giáp vũ khí của phát xít Nhật ở Đông Dương sau khi Chiến tranh thế

Xuất bản: 07/01/2021 - Cập nhật: 20/10/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Câu Hỏi:

Việc giải giáp vũ khí của phát xít Nhật ở Đông Dương sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc được giao cho quân đội

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Việc giải giáp vũ khí của phát xít Nhật ở Đông Dương sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc được giao cho quân đội Anh và Trung Hoa Dân quốc. Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

Chu Huyền (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương (29-7-1941) được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận:

Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương (29-7-1941) được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự.

Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật – Pháp đã dẫn đến hậu quả gì ?

Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật – Pháp đã dẫn đến mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật – Pháp sâu sắc
Giải thích:
Chính sách áp bức, bóc lột của Pháp – Nhật đối với nhân dân ta trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế - xã hội đã làm cho đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực ⇒ Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với Pháp – Nhật sâu sắc ⇒ Quần chúng sục sôi khí thế cách mạng, sẵn sang vùng lên hành động.

Nước nào ở Đông Nam Á sau khi đánh bại phát xít Nhật lại bị thực dân Hà Lan xâm lược?

Nước nào ở Đông Nam Á sau khi đánh bại phát xít Nhật lại bị thực dân Hà Lan xâm lược In-đô-nê-xi-a

Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian nào?

Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian thập niên 30 của thế kỉ XX.
Theo SGK Lịch sử 8 trang 98
Trong thập niên 30 thế kỉ XX, ở Nhật Bản diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ Nhật Bản.

Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945) là:

Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945) là Phát xít Nhật.

Bổ sung kiến thức:
Ngày 12 - 3 - 1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Việt Nam. Thay khẩu hiệu “đánh đổ phát xít Pháp - Nhật” bằng khẩu hiệu “đánh đổ phát xít Nhật”, đưa ra khẩu hiệu "thành lập chính phủ cách mạng” để chống lại chính quyền bù nhìn Nhật. Hội nghị Ban thường vụ quyết định phát động một cao trào “kháng Nhật cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Tiếp đó Mặt trận Việt Minh ra “hịch’' kêu gọi đồng bào toàn quốc đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước.

“Hỡi quốc dân đồng bào !..Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục.” Câu nói đó thể hiện điều gì trong cách mạng tháng Tám 1945?

“Hỡi quốc dân đồng bào !..Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục.” Câu nói đó thể hiện thời cơ khách quan thuận lợi trong cách mạng tháng Tám 1945.

Khẩu hiệu Đánh đuổi Nhật - Pháp được thay bằng khẩu hiệu Đánh đuổi phát xít Nhật được nêu ra trong:

Khẩu hiệu Đánh đuổi Nhật - Pháp được thay bằng khẩu hiệu Đánh đuổi phát xít Nhật được nêu ra trong chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

Lý do chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?

Đông Dương là một trong những thuộc địa giàu có nhất của thực dân Pháp nên Pháp buộc phải giữ Đông Dương bằng mọi giá. Tuy nhiên khi Nhật vào Đông Dương, quân Pháp không đủ khả năng để chống lại nên đã chủ động bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương.

đề trắc nghiệm sinh học Thi mới nhất

X