Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Giải thích:
Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
Cho đến giai đoạn 1991-2000, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Qua các giai đoạn phát triển, Nhật Bản vẫn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó cũng coi trọng mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
⇒ Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là
Xuất bản: 19/11/2021 - Cập nhật: 01/11/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Nét mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991 là tăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1951 - 2000 là liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Giải thích:
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản xuyên suốt qua các thời kì đều là liên minh chặt chẽ với Mĩ. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết năm 1951 đến tháng 4 - 1996, hai nước tuyên bố khẳng đinh lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước này.
Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 là liên minh chặt chẽ với Mĩ
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại trở về châu Á dựa trên cơ sở tiềm lực kinh tế - tài chính hùng hậu.
Giải thích:
Với tiềm lực kinh tế - tài chính lớn mạnh, từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết mới Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991). Nội dung của các học thuyết chủ yếu là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN. Đặc biệt, sự ra đời của học thuyết Phucưđa cũng chính là học thuyết đánh dấu cho quá trình “trở về châu Á” của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới chủ yếu là do có tiềm lực kinh tế - tài chính lớn mạnh.
Trong giai đoạn 1952-1973, nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản thể hiện ở nội dung liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là xâm lược và bành trướng, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tạo sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách này.