Số phát biểu đúng là: 3.
Giải thích:
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. => Đúng. Vì andehit thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng cộng H2, thể hiện tính khử trong phản ứng tác dụng với dung dịch Br2.
(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. => Sai. Vì phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen do có nhóm OH đẩy e làm tăng mật độ electron trong vòng benzen.
(3) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một. => Đúng: RCHO + H2 → RCH2OH
(4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2. => Đúng: 2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O.
Cho các phát biểu sau: (a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Xuất bản: 05/10/2020 - Cập nhật: 08/09/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án và lời giải
Chất nào sau đây có phản ứng thế với clo:
CH4 có phản ứng thế với clo.
Phương trình hóa học của phản ứng: CH4 + Cl2 -> CH3Cl + HCl.
Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
Phản ứng thế là phản ứng: Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng thế trong hóa học hữu cơ?
Phản ứng sau đây không thuộc phản ứng thế trong hóa học hữu cơ: C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
Giải thích: Phản ứng C2H4 + Br2 → C2H4Br2 là phản ứng cộng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau:
a) Metan cháy với oxi tạo hơi nước và khí lưu huỳnh đioxit.
b) Phản ứng hóa học giữa metan và clo được gọi là phản ứng thế.
c) Trong phản ứng hóa học giữa metan và clo, chỉ có duy nhất một nguyên tử hiđro của metan có thể được thay thế bởi nguyên tử clo.
Trong số các phát biểu đã cho có 1 phát biểu đúng
b) Phản ứng hóa học giữa metan và clo được gọi là phản ứng thế => Đúng, vì trong phản ứng clo thay thế lần lượt từng nguyên tử H trong phân tử metan.
Cho các phát biểu sau:
(1) Phenol C6H5-OH là một rượu thơm.
(2) Phenol tác dụng được với NaOH tạo thành muối và nước.
(3) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
(4) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó là axit.
(5) Giữa nhóm OH và vòng benzen trong phân tử phenol ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Số nhận xét không đúng là: 2.
(1) Phenol C6H5-OH là một rượu thơm => Sai vì C6H5OH có nhóm OH gắn trực tiếp với vòng thơm nên thuộc loại hợp chất phenol.
(4) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó là axit. => Sai vì phenol có tính axit rất yếu không làm đổi màu quỳ tím.
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho etanol tác dụng với Na kim loại
(2) Cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói
(3) Cho glixerol tác dụng với $Cu{(OH)_2}$.
(4) Cho etanol tác dụng với $C{H_3}{\rm{COOH}}$ có ${H_2}S{O_4}$ đặc xúc tác.
Có 3 thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol: (1), (3) và (4).
(1) Cho etanol tác dụng với Na kim loại
C2H5OH + Na —> C2H5ONa + H2
(3) Cho glixerol tác dụng với $Cu{(OH)_2}$.
2C3H8O3 + Cu(OH)2 —> (C3H7O3)2Cu + 2H2O
(4) Cho etanol tác dụng với $C{H_3}{\rm{COOH}}$ có ${H_2}S{O_4}$ đặc xúc tác.
Phản ứng thế trong hóa học hữu cơ là:
Phản ứng thế trong hóa học hữu cơ là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
Cho các phản ứng:
a. (CH3)CCl + OH- → (CH3)3COH + Cl-
b. C2H6 $\overset {t⁰, xt} \rightarrow$C2H4 + H2
c. C2H2 + HCl $\overset {t⁰, xt} \rightarrow$ CH2 = CHCl
d. CH3CCH + AgNO3 + NH3 → CH3CCAg + NH4NO3
Trong các phản ứng trên, phản ứng thế là:
Trong các phản ứng trên, phản ứng thế là:
a. (CH3)CCl + OH- → (CH3)3COH + Cl-
d. CH3CCH + AgNO3 + NH3 → CH3CCAg + NH4NO3
Cho các thí nghiệm sau:
(1) cho etanol tác dụng với Na kim loại
(2) cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói
(3) cho glixerol tác dụng với $Cu{(OH)_2}$
(4) cho etanol tác dụng với $C{H_3}{\rm{COOH}}$ có ${H_2}S{O_4}$ đặc xúc tác
Có 3 thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol bao gồm các thí nghiệm (1), (3), (4)