Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO↑ + H2O

Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO↑ + H2O. Tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm về phản ứng giữa Al(Nhôm) và HNO3(axit nitric).

Các trường hợp phản ứng Al + HNO3

1. Al + HNO3 loãng

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
  • Điều kiện phản ứng: Không có
  • Cách tiến hành: Nhỏ từ từ dung dịch axit HNO3 vào ông nghiệm đã để sẵn lá nhôm
  • Hiện tượng phản ứng giữa Al và HNO3: Chất rắn màu trắng của nhôm (Al) tan dần trong dung dịch, xuất hiện khí làm sủi bọt khí trong dung dịch và hóa nâu ngoài không khí là nitơ oxit (NO)

2. Al + HNO3 đặc, nóng

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2↑ + 3H2O
  • Điều kiện phản ứng: Không có
  • Cách tiến hành: Cho Al (nhôm) tác dụng với axit HNO3
  • Hiện tượng phản ứng: Chất rắn màu trắng của nhôm (Al) tan dần trong dung dịch axit HNO3, xuất hiện khí nitơ đioxit (NO2) có màu nâu đỏ.

3. Al + HNO3(loãng) tạo khí cười (N2O)

8Al + 30HNO3 → 15H2O + 3N2O↑ + 8Al(NO3)3
  • Điều kiện phản ứng: Không có
  • Hiện tượng phản ứng: Al tan dần trong dung dịch axit và tạo ra khí không màu (N2O)

4. Al + HNO3 loãng, phản ứng không tạo khí

8Al + 30HNO3 → 9H2O + 3NH4NO3 + 8Al(NO3)3
  • Điều kiện phản ứng: Không có
  • Hiện tượng phản ứng: Màu trắng của nhôm tan dần trong dung dịch axit nitric.

5. Al + HNO3 đặc, nguội

Al, Fe, Cr là các kim loại bị thụ động với HNO3 đặc, nguội. Vì tạo lớp màng oxit bền vững bao bọc xung quanh bề mặt kim loại ngăn không cho phản ứng xảy ra

Chính vì vậy Al không tác dụng với HNO3 đặc, nguội.

Nhôm là gì?

- Nhôm là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13.
- Tính chất vật lý: Nhôm là một kim loại mềm, nhẹ với màu trắng bạc ánh kim mờ, dễ bị oxi hóa khi để trần ngoài không khí.
- Tính chất hóa học: Nhôm là một trong những kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ. Nhôm dễ nhường đi 3 electron để trở thành ion dương (cation):
Al → Al3+ + 3e

Axit nitric (HNO3) là gì?

- Acid nitric là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học HNO3. Acid nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nếu để lâu sẽ có màu hơi vàng do sự tích tụ của các nitơ oxide, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. Trong tự nhiên, acid nitric hình thành trong những cơn mưa giông kèm sấm chớp và hiện nay chúng là một trong những tác nhân gây ra mưa acid.
- Tính chất vật lý: là một chất acid độc và ăn mòn và dễ gây cháy. Acid nitric khan tinh khiết (100%) đông đặc ở nhiệt độ -42 ℃ tạo thành các tinh thể trắng, sôi ở nhiệt độ 83 ℃.
- Tính chất hóa học của axit nitric: Là một monoacid mạnh, một chất oxy hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ và là một acid một nấc vì chỉ có một sự phân ly.

Top câu hỏi trắc nghiệm về Al + HNO3

Câu 1. Cho phản ứng:

Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O

Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là
Câu 2. Cho phương trình hóa học: Al+HNO3 → Al(NO3)3+ NO+ N2O + H2O. (Biết tỉ lệ thể tích N2O:NO = 1:3). Sau cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là
Câu 3. Cho 4,725 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 37,275 gam muối và V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 2 lít dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn cẩn thận dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Câu 5. Cho m gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,75. Giá trị của m là
Câu 6. Cho 12,6 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với 100 ml dung dịch hỗn hợp hai axit HNO3 4M và H2SO4 7M (đậm đặc) thu được 0,2 mol mỗi khí SO2, NO, NO¬2 (không tạo sản phẩm khử khác của N+5).Số mol của Al và Mg lần lượt là
Câu 7. Trong các trường hợp sau đây,

( (a) Nhúng sợi dây bạc nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng.

( (b) Nhúng thanh nhôm nguyên chất vào dung dịch ZnSO4.

( (c) Đốt sợi dây đồng trong bình đựng khí clo.

( (d) Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng.

(Số trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa học là
Câu 8. Cho Al tác dụng với lần lượt các dung dịch axit sau: HCl; HNO3 loãng; H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc, nguội; H2SO4 loãng. Số dung dịch có thể hòa tan được Al là
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và Mg trong 680ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y, lượng kết tủa tạo thành được biểu diễn theo đồ thị sau:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và Mg trong 680ml dung dịch HNO3 1M thu được hình ảnh

Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là?
Câu 10. Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO3 loãng (dùng dư), kết thúc phản ứng thu được dung dịch X có khối lượng tăng m gam. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được a gam hỗn hợp Y chứa các muối khan, trong đó phần trăm khối lượng của oxi chiếm 60,111%. Nung nóng toàn bộ Y đến khối lượng không đổi thu được 18,6 gam hỗn hợp các oxit. Giá trị của a là
Câu 11. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch CuSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?
Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 20,5 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm NO2, NO, N2O, N2 ở đktc, không có sản phẩm khử nào khác, trong đó NO2 và N2 có cùng số mol. Tỷ khối hơi của X so với H2 là 18,5. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
Câu 13. Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hoàn toàn 12,98 gam X trong 627,5 ml dung dịch HNO3 1M (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗm hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Câu 14. Khi cho kim loại tác dụng với HNO3 thì không thể tạo ra hợp chất
Câu 15. Cho phản ứng: M2Ox + HNO3 →  M(NO3)3 +.... Khi x nhận giá trị nào sau đây thì phản ứng trên không thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?
Câu 16. Hòa tan 0,9 gam một kim loại M (hóa trị không đổi) vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,28 lít (đktc) khí N2Oduy nhất. Kim loại M là
Câu 17. Cho 1,15 gam X gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3, thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2(không có sản phẩm khử nào khác). Khối lượng muối thu được là
Câu 18. Tính nồng độ mol của phân tử trong dung dịch HNO3 có tổng nồng độ các ion là 0,12M?
Câu 19. Chia 20 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được V (lít) NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là
Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 3,1 gam P trong 100 gam dung dịch HNO3 63% (đặc nóng) thu được dung dịch X và V lít (đktc) khí NO2 duy nhất. Giá trị của V là
Câu 21. Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.

Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + e) bằng
Câu 22. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,1 mol CuO và 0,14 mol Al trong 500ml dung dịch HNO3 aM vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí N2O duy nhất ở đktc. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y

đáp án Bài tập trắc nghiệm về Al và HNO3 có đáp án

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 12A
Câu 2ACâu 13C
Câu 3DCâu 14C
Câu 4BCâu 15A
Câu 5ACâu 16C
Câu 6BCâu 17D
Câu 7DCâu 18A
Câu 8DCâu 19D
Câu 9CCâu 20A
Câu 10BCâu 21A
Câu 11ACâu 22A

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)

Các đề khác

X