Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lê là:Trận Bạch Đằng
Lê Hoàn cho đóng cọc tại sông Bạch Đằng, tạo đây diễn ra nhiều trận chiến quyết liệt giữa ta và quân Tống. Cuối cùng thủy quan của quân Tống bị đánh lui.
Kiến thức mở rộng
Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lê mang ý nghĩa quyết định
Sau thất bại ở phòng tuyến Bình Lỗ, trở lại sông Bạch Đằng, đạo thủy binh Hầu Nhân Bảo rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy viện binh Tống do Lưu Trừng chỉ huy đã kéo sang từ tháng 4 năm 981, nhưng "Giao Châu hành doanh" vẫn không sao thực hiện được kế hoạch hợp điểm, hội sư để cùng tiến chiếm Hoa Lư. Liên quân Lưu Trừng – Tôn Toàn Hưng tiến quân đến thôn Đa Ngư nhưng không gặp chủ quân Đại Cồ Việt để giao chiến, lại vội vã rút quân về Hoa Bộ. Cánh quân bộ do Trần Khâm Tộ chỉ huy tiến xuống Tây Kết cũng trở thành đạo quân bị cô lập, ở vào tình thế dễ bị đối phương truy kích tiêu diệt. Cánh quân thủy của Hầu Nhân Bảo từ sau trận Lục Giang vốn đã bị tiêu hao sinh lực, phương tiện chiến đấu, lại bị chia cắt khỏi thế trận liên kết chung. Ý đồ tiêu diệt quân chủ lực của Đại Cồ Việt hoàn toàn thất bại.
Trong khi đó, Lê Đại Hành bí mật tăng cường lực lượng chuẩn bị 1 trận quyết chiến giáng đòn quyết định. Ông chọn 1 khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn.
Ngày 28 tháng 4 năm 981, trận quyết chiến Bạch Đằng diễn ra.
Có nghiên cứu cho rằng Lê Đại Hành đã cho 1 cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo. Chiến sự đang diễn ra quyết liệt thì quân Đại Cồ Việt "thua chạy", quân Tống "thừa thắng" đuổi theo. Khi chiến thuyền của Hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, Lê Đại Hành tung quân ra đánh ráo riết. Các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các trận địa mai phục và từ các nẻo đường đổ về sông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong đám loạn quân. Lưu Trừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển.
Tuy nhiên, Trần Bá Chí (2003) dẫn một số sử liệu của Trung Quốc và Việt Nam cho rằng Lê Đại Hành đã gửi thư trá hàng và lập đài tuyên thệ. Hầu Nhân Bảo tưởng thật, đi thuyền tới đài tuyên thệ thì bất ngờ bị thủy quân Đại Cồ Việt chia cắt khỏi lực lượng bảo vệ và bị lính tinh nhuệ của Đại Cồ Việt giết chết. Những người có công giết Hầu Nhân Bảo có thể là các tướng Đào Công Mỹ, người làng Dịch Sứ (Hà Bắc) và Phạm Công Quang, người trang Hoa Chương huyện Thủy Đường (Thủy Nguyên, Hải Phòng), Đào Hồng người làng Phong Đình (Long Biên)... Các mũi quân Đại Cồ Việt cũng đồng thời tấn công thủy quân Tống và tiêu diệt một bộ phận lớn.
Truy kích quân Tống tới cùng
Nghe tin Hầu Nhân Bảo bị giết trên sông Bạch Đằng, Tôn Toàn Hưng hoảng hốt dẫn quân bỏ chạy, đạo quân Trần Khâm Tộ ở Tây Kết lo sợ rút lui, bị quân Đại Cồ Việt truy kích tiêu diệt quá nửa. Tướng Tống là Triệu Phụng Huân bị bắt sống tại trận. Một số sử liệu cũ của Việt Nam chép rằng viên tướng Quách Quân Biện cũng bị bắt trong trận Tây Kết. Tuy nhiên, Trần Bá Chí (2003) dựa vào kết quả nghiên cứu điền dã mà cho rằng Quách Quân Biện đã thoát trận Tây Kết và tìm cách rút về qua đường Sóc Sơn, Phổ Yên hướng về Vũ Nhai. Quân Đại Cồ Việt truy kích đến tận Vũ Nhai thì bắt được Quách Quân Biện.
Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lê là:
Xuất bản: 17/11/2020 - Cập nhật: 16/11/2023 - Tác giả: Giang
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử là: Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
+ Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn được ủng họ lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến.
Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là Lê Hoàn
- Lê Hoàn được cử làm phụ chính dưới thời Đinh. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống các tướng lĩnh đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua chỉ huy cuộc kháng chiến.
Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là gì?
Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị
Kiến thức bổ sung:
*Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lê.
– Đây là Bộ luật chính thức của Nhà nước Đại Việt thời Lê sơ và hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Bộ luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của Bộ Quốc triều hình luật. Bộ luật Hồng Đức có thể coi là một bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua
Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua Lê Thánh Tông.
Giải thích:
Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất. Sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại Quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới., Triều đình có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát được tăng cường từ triều đình đến địa phương. Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ.
Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật?
Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng suy vong. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Các phe phái đánh nhau liên miên. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.
Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Chế độ "ngụ binh ư nông" không mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê?
Chế độ "ngụ binh ư nông" không duy trì một lực lượng tại ngũ lớn phục vụ cho quá trình Nam tiến
Ngụ binh ư nông là chế độ quân sự mà vào thời bình cho về thay phiên nhau về quê làm ruộng, khi có chiến tranh thì lại được huy đông chiến đấu. Chính sách này mang lại nhiều hiệu quả như:
Phép quân điền – chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện dưới triều đại nào?
Phép quân điền – chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện dưới triều đại nhà Lê sơ
Giải thích:
Để khôi phục và phát triển kinh tế đất nước, ổn định xã hội, củng cố quốc phòng bảo vệ độc lập dân tộc, triều Lê sơ, một mặt cho xây dựng và ban hành chế độ Quân điền - định lại ruộng đất chia cho binh lính.
Tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung- "kẻ thù" của họ?
Tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung- "kẻ thù" của họ vì họ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc
Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà Lê sơ đã ban hành chính sách gì về ruộng đất?
Để phát triển nông nghiệp, nhà Lê đã định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã cho nông dân, gọi là phép quân điền.
Phép quân điền được Lê Lợi ban hành vào năm 1429 và hoàn thiện vào thời vua Lê Thánh Tông; bộ "Luật quân điền" được chép trong Thiên Nam dư hạ tập năm 1481. Ruộng đất phong được thu hẹp lại, ruộng đất công xã trực tiếp đến tay người dân được mở rộng thêm.