Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê.
Cuộc kháng chiến làm cho quân Tống sợ hãi nhưng không thể dập tắt tham vọng xâm chiếm của nhà Tống. Minh chứng là nhà Tống vẫn tiếp tục cho quân xâm lược Đại Việt lần 2.
Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?
Xuất bản: 17/11/2020 - Cập nhật: 16/11/2023 - Tác giả: Giang
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Sắp xếp thứ tự theo thời gian các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta trong các thế kỉ X – XV:
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
2. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thời Trần.
3. Kháng chiến chống Tống thời Lí.
4. Khởi nghĩa Lam Sơn.
Thứ tự theo thời gian các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta là:
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 980 thế kỉ X)
3. Kháng chiến chống quân Tống thời Lí (năm 1077 thế kỉ XI)
2. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (năm 1258, 1285, 1287 - 1288 của thế kỉ XIII)
Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là Lê Hoàn
- Lê Hoàn được cử làm phụ chính dưới thời Đinh. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống các tướng lĩnh đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua chỉ huy cuộc kháng chiến.
Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là:
Lý Thường Kiệt chủ trương "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc". Ông gấp rút chuẩn bị cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới như: Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu.
Nghệ thuật quân sự nào của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đã được kế thừa và phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Cuộc kháng chiến chống Tống và khởi nghĩa Lam Sơn đều chọn giải pháp kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình.
- Ở cuộc kháng chiến chống Tống, sau trận quyết chiến chiến lược trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị giảng hòa. Quách Quỳ vội vã chấp nhận và nhanh chóng rút quân về nước
Ai là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý?
Lý Thường Kiệt là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý. Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý như sau:
Giai đoạn I: chủ động tấn công sang đất Tống để tự vệ (10/1075 - 4/1076).
Chủ trương của Lý Thường Kiệt: “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc“ - (Tiên phát chế nhân). Tổ chức một cuộc tập kích thẳng sang đất Tống, tiêu diệt các căn cứ xâm lược của kẻ thù rồi nhanh chóng rút quân về phòng thủ đất nước.
Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là
Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là: Tông Đản, Thân Cảnh Phúc
Giải thích: Nhờ chính sách "nhu viễn", nhà Lý đã thắt chặt được mối quan hệ với đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Bắc, biến họ trở thành một trong những lực lượng xung kích trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075-1077)
Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) giành thắng lợi không xuất phát từ sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung
Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), anh (chị) hãy cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?
Tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là tư tưởng chủ động:
- Chủ động mở cuộc tấn công sang đất Tống để chặn đứng mũi tiến công của địch
- Chủ động rút về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt để phòng thủ trước cuộc xâm lược của nhà Tống
Hành động sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao của Lê Hoàn sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi thể hiện điều gì?
Hành động sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao của Lê Hoàn sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi thể hiện tinh thần nhân đạo, thiện chí hòa bình của Đại Cồ Việt.