Chất X có công thức Fe2O3. Tên gọi của X là sắt(III) oxit.
Chất X có công thức Fe2O3. Tên gọi của X là
Xuất bản: 16/09/2020 - Cập nhật: 14/09/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Kim loại Fe được điều chế trực tiếp từ Fe2O3 bằng phương pháp:
Kim loại Fe được điều chế trực tiếp từ Fe2O3 bằng phương pháp nhiệt luyện.
Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch X. Thêm tiếp NaOH dư vào X, thu được kết tủa Y. Công thức của Y là:
Công thức của Y là Fe(OH)3.
Giải thích:
Fe2O3 + 3H2SO4 —> Fe2(SO4)3 + 3H2O
Dung dịch X chứa Fe2(SO4)3 và H2SO4 dư. Khi thêm NaOH dư vào X:
H2SO4 + 2NaOH —> Na2SO4 + 2H2O
Fe2(SO4)3 + 6NaOH —> Fe(OH)3 + 3Na2SO4
Kết tủa Y là Fe(OH)3.
Trong công nghiệp, loại quặng có phần chính là Fe2O3 dùng làm nguyên liệu để sản xuất gang là
Trong công nghiệp, loại quặng có phần chính là Fe2O3 dùng làm nguyên liệu để sản xuất gang là quặng hematit.
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm 8,1 gam Al và 16 gam Fe2O3 thu được m gam Al2O3. Giá trị của m bằng
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
nAl = 0,3; nFe2O3 = 0,1 → nAl2O3 = 0,1
→ mAl2O3 = 10,2 gam
Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Fe2O3?
Dung dịch không phản ứng với Fe2O3 là NaOH.
Các phương trình hóa học xảy ra:
Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O
Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O
Cho các chất: Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe(NO3)2. Số chất bị oxi hóa bởi dung dịch HNO3 loãng là?
Các chất Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(NO3)2 bị oxi hóa bởi dung dịch HNO3 loãng vì Fe có số oxi hóa chưa tối đa.
Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Thêm tiếp dung dịch NaOH vào X, thu được kết tủa Y. Công thức của Y là:
Công thức của Y là Fe(OH)3.
Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, FeCO3 và Fe(OH)2 trong bình chân không, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và a mol hỗn hợp khí và hơi gồm NO2, CO2 và H2O. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong 120 gam dung dịch H2SO4 14,7%, thu được dung dịch chỉ chứa 38,4 gam muối trung hòa của kim loại và .....
nH2SO4 = 0,18
Đặt x, y, z là số mol Fe(NO3)2, FeCO3 và Fe(OH)2
Bảo toàn electron: x + y + z = 2x (1)
nH+ = 0,18.2 = 4nNO + 2(y + z)
—> nNO = 0,09 – (y + z)/2
Bảo toàn N —> nNO3- trong muối = 2x – 0,09 + (y + z)/2
m muối = 56(x + y + z) + 0,18.96 + 62[2x – 0,09 + (y + z)/2 = 38,4 (2)
Hòa tan 28,0 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO bằng một lượng vừa đủ 250 ml dung định H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
H2O = nH2SO4 = 0,5
Bảo toàn khối lượng:
m muối = 28 + 0,5.98 – 0,5.18 = 68 gam
Cho từng chất gồm: FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 lần lượt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là
Cả 4 chất đều phản ứng với HNO3 đặc nóng, trong đó có 3 phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử, gồm:
FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Fe(NO3)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O