Trắc nghiệm GDCD 11 bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường

Đề trắc nghiệm GDCD 11 bài 2 hàng hóa, tiền tệ, thị trường gồm các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2 GDCD lớp 11 có đáp án giúp bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức.

Câu 1. Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiên của nước khác gọi là

A. mệnh giá

B. giá niêm yết.

C. chỉ số hối đoái

D. tỉ giá hối đoái.

Câu 2. Một sản phẩm trở thành hang hóa cần có mấy điều kiện?

A. Hai điều kiện

B. Bốn điều kiện

C. Ba điều kiện

D. Một điều kiện

Câu 3. Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hoá?

A. Điện.

B. Nước máy.

C. Không khí

D. Rau trồng để bán.

Câu 4. Hàng hóa có hai thuộc tính là

A. Giá trị và giá cả

B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng

C. Giá cả và giá trị sử dụng

D. Giá trị và giá trị sử dụng

Câu 5. Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hóa sẽ:

A. giảm đi

B. không tăng

C. tăng lên

D. giảm nhanh.

Câu 7. Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi:

A. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.

B. tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá

C. tiền được dùng để chỉ trả sau khi giao dịch.

D. tiền dùng để cất trữ

Câu 8. Yếu tố nào sau đây không được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ cắt tóc

B. Đồ ăn bán ngoài chợ

C. Dịch vụ giao hàng tại nhà

D. Rau nhà trồng để ăn

Câu 9. Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng

A. phương tiện lưu thông.

B. phương tiện thanh toán.

C. tiền tệ thế giới.

D. giao dịch quốc tế.

Câu 10. Các vật phẩm được trở thành hàng hóa khi nào?

A. Do lao động tạo ra.

B. Có công dụng nhất định.

C. Thông qua mua bán.

D. Cả a, b, c đúng.

Câu 12. Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng

A. Thước đo giá trị.

B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 13. Nói hàng hoá là một phạm trù lịch sử là vì:

A. hàng hoá chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá.

B. hàng hoá xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người.

C. hàng hoá ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.

D. hàng hoá ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương mại của lịch sử loài người.

Câu 14. Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?

A. Giá cả.

B. Lợi nhuận.

C. Công dụng của hàng hóa.

D. Số lượng hàng hóa.

Câu 15. Sản xuất hàng hoá số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?

A. Người sản xuất.

B. Thị trường

C. Nhà nước

D. Người làm dịch vụ.

Câu 16. Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào dưới đây?

A. Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.

B. Hàng hoá, người mua, người bán

C. Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán, cung cầu, giá cả

D. Người mua, người bán, cung cầu, giá cả.

Câu 17. Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử?

A. Vì hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.

B. Vì hàng hóa xuất hiện rất sớm trong lịc sử phát triển loài người.

C. Vì hàng hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.

D. Vì hàng hóa ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương mại của lịch sử loài người.

Câu 18. Theo quy luật lưu thông tiền tệ, nêu số lượng tiền vàng nhiều hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ

A. được cất trữ nhiều hơn

B. được lưu thông nhiều hơn.

C. tăng giá trị

D. tăng số vòng luân chuyển.

Câu 19. Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá?

A. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá.

B. Giá trị sử dụng của hàng hoá.

C. Giá trị của hàng hoá.

D. Xu hướng của người tiêu dùng.

Câu 20. Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có gì?

A. giá trị

B. giá trị sử dụng.

C. giá trị trao đổi

D. giá trị trên thị trường.

Câu 22. Khi lạm phát xảy ra thì sức mua của tiền tệ sẽ

A. mạnh lên

B. tăng lên

C. không giảm

D. giảm đi.

Câu 23. Tour tham quan Huế - Quảng Trị là loại hàng hoá

A. ở dạng vật thể

B. hữu hình

C. không xác định

D. dịch vụ

Câu 27.
Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường, được nhiều người lựa chọn và tranh nhau mua. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Chức năng thông tin.

B. Chức năng thừa nhận giá trị.

C. Chức năng thước đo giá trị.

D. Chức năng điều tiết sản xuất.

đáp án Trắc nghiệm GDCD 11 bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1DCâu 15A
Câu 2CCâu 16C
Câu 3CCâu 17A
Câu 4DCâu 18A
Câu 5CCâu 19C
Câu 6BCâu 20B
Câu 7ACâu 21D
Câu 8DCâu 22D
Câu 9CCâu 23D
Câu 10DCâu 24C
Câu 11CCâu 25B
Câu 12BCâu 26C
Câu 13CCâu 27B
Câu 14B

Hoàng Việt (Tổng hợp)

Các đề khác

X