Lý thuyết Fe + HNO3 và trắc nghiệm có đáp án

Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Các trường hợp phản ứng, cân bằng phương trình và câu hỏi trắc nghiệm thường gặp.

I. Tóm tắt về Fe

Sắt là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe và số hiệu nguyên tử bằng 26. Sắt là nguyên tố có nhiều trên Trái Đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và trong của lõi Trái Đất.

  • Kí hiệu: Fe
  • Số hiệu nguyên tử: 26
  • Khối lượng nguyên tử: 56 g/mol

Tính chất vật lí

Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẻo, dai, dễ rèn, nhiệt độ nóng chảy khá cao (1540oC). Sắt có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, có tính nhiễm từ.

Tính chất hóa học

Sắt là kim loại có tính khử trung bình, tùy theo các chất oxi hóa mà sắt có thể bị oxi hóa lên mức +2 hay +3.
Fe → Fe2+ + 2e
Fe → Fe3+ + 3e

1. Tác dụng với phi kim

a. Tác dụng với lưu huỳnh
$Fe + S \overset{to}{\rightarrow} FeS$
b. Tác dụng với oxi
$3Fe + 2O2 \overset{t^o}{\rightarrow} Fe3O4 (FeO.Fe2O3)$
c. Tác dụng với clo
$2Fe + 3Cl \overset{t^o}{\rightarrow} 2FeCl3$

2. Tác dụng với axit

a.Tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
$Fe + 2H+ → Fe2+ + H2$
b. Với các axit HNO3, H2SO4 đặc
$2Fe + 6H2SO4 (đ) \overset{t^o}{\rightarrow} Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O$
$Fe+ HNO3 \overset{t^o}{\rightarrow} Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O$
$Fe + 4HNO3 (l) \rightarrow Fe(NO3)3 + NO + 2H2O$
Chú ý: Với HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc, nguội: Fe bị thụ động hóa.

3. Tác dụng với dung dịch muối

- Fe đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
$Fe+ CuSO4 → FeSO4 + Cu$
Chú ý:
$Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag$
$Ag+ dư + Fe2+ → Fe3+ + Ag$

II. Tóm tắt về HNO3

Axit nitric có công thức hóa học là HNO3, được gọi là dung dịch nitrat hidro hay còn được gọi là axit nitric khan. Axit này được hình thành ở trong tự nhiên, tạo ra từ những cơn mưa do sấm và sét tạo thành.

Tính chất vật lý của axit nitric

  • Axit nitric tồn tại ở dạng chất lỏng hoặc khí, không màu, tan nhanh trong nước (C, 65%). Hợp chất này trong tự nhiên sẽ có màu vàng nhạt do sự tích tụ của oxit nito.
  • HNO3 là một axit có tính ăn mòn cao, dễ bắt lửa và cực độc.
  • Axit nitric nồng độ 86% khi để ngoài không khí sẽ có hiện tượng khói trắng bốc lên.

Tính chất hóa học của HNO3

  • Axit nitric là một dung dịch nitrat hydro có công thức hóa học HNO3 . Đây là một axit khan, là một monoaxit mạnh, có tính oxy hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ, có hằng số cân bằng axit (pKa) = −2.
  • Axit nitric là một monoproton chỉ có một sự phân ly nên trong dung dịch, nó bị điện ly hoàn toàn thành các ion nitrat NO3− và một proton hydrat, hay còn gọi là ion hiđroni.

$H3O+ HNO3 + H2O → H3O+ + NO3-$

  • Axit nitric có tính chất của một axit bình thường nên nó làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
  • Tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat

$2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O$
$2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O$
$2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2$

  • Axit nitric tác dụng với kim loại: Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .

Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)
Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O
Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2
Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)Hóa chất HNO3

  • Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.
  • Tác dụng với phi kim (các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nito dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nito với axit loãng và nước, oxit của phi kim.

$C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2$
$P + 5HNO3 đặc → 5NO2 + H2O + H3PO4$
$3C + 4HNO3 loãng → 3CO2 + 4NO + 2H2O$

  • Tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:

$FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O$
$FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2$

  • Tác dụng với hợp chất:

$3H2S + 2HNO3 (>5$%$) → 3S\downarrow   + 2NO + 4H2O$
$PbS + 8HNO3 đặc → PbSO4\downarrow + 8NO2 + 4H2O$
Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.

  • Tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ: Axit nitric có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ, nên sẽ rất nguy hiểm nếu để axit này tiếp xúc với cơ thể người.

III. Các trường hợp phản ứng Fe + HNO3

1. Fe + HNO3 loãng ra NO

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
  • Điều kiện phản ứng: HNO3 loãng dư
  • Cách tiến hành: Cho Fe (sắt) tác dụng với dung dịch axit nitric HNO3
  • Hiện tượng phản ứng giữa Fe + HNO3: Kim loại tan dần tạo thành dung dịch muối Muối sắt(III) nitrat và khí không màu hóa nâu trong không khí NO thoát ra.

2. Fe + HNO3 loãng ra N2O

  • 8Fe + 30HNO3 → 15H2O + 3N2O↑ + 8Fe(NO3)3
  • Điều kiện phản ứng: HNO3 loãng nguội
  • Cách tiến hành: Cho sắt tác dụng với dung dịch axit nitric.
  • Hiện tượng phản ứng: Fe tan dần trong dung dịch axit và tạo ra khí không màu (N2O)

3. Fe + HNO3 loãng

4Fe + 10HNO3 → 3H2O + NH4NO3↑ + 4Fe(NO3)3
  • Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ thấp, HNO3 rất loãng
  • Cách tiến hành: Cho sắt tác dụng với dung dịch axit nitric.
  • Hiện tượng phản ứng: Sắt (Fe) tan dần trong dung dịch ở nhiệt độ thấp cho muối sắt (II) và có khí không màu thoát ra.

4. Fe + HNO3 đặc, nóng, dư

Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2↑ + 3H2O
  • Fe + HNO3 đặc nóng pt ion: Fe + 6H+ + 3NO3- → Fe3+ + 3NO2 + 3H2O
  • Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ
  • Cách tiến hành: Cho Fe vào trong dung dịch HNO3 đặng nóng dư
  • Hiện tượng phản ứng: Sắt (Fe) tan dần và sinh ra khí màu nâu đỏ Nito dioxit (NO2).

5. Fe + HNO3 đặc, nguội

Fe, Al, Cr là các kim loại bị thụ động với HNO3 đặc, nguội. Vì tạo lớp màng oxit bền vững bao bọc xung quanh bề mặt kim loại ngăn không cho phản ứng xảy ra

Chính vì vậy Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội.

Top câu hỏi trắc nghiệm về Fe + HNO3

Câu 1. Cho 11,36 gam hồn hợp gồm $Fe , FeO , Fe _{2} O _{3}, Fe _{3} O _{4}$ phản ứng hết với dung dịch $H N O_{3}$ loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa 12,88 gam Fe. Số mol HNO3 có trong dung dịch ban đầu là
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3, thu được 0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là:
Câu 3. Cho từng chất: Fe, FeO, FeOH2, FeOH3, Fe3O4, Fe2O3,FeNO32, FeNO33, FeSO4, Fe2SO43, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là
Câu 4. Hòa tan hết 3,264 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 600ml dung dịch HNO3 1M đung nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,8816 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 5,592 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Fe. Biết trong quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là
Câu 5. Cho hỗn hợp X gồm FexOy, Fe, MgO, Mg. Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí N2O và NO (đktc) có tỉ khối so với H2 là 15,933 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 129,4 gam muối khan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử là duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 104 gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 6. Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y) thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hóa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là
Câu 7. Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất), đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỉ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 8. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch CuSO4 nhưng không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
Câu 9. Hòa tan hết 15 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCo3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 10. Khuấy đều một lượng bột Fe, Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng. Chấm dứt phản ứng, thu được dung dịch X và khí NO và còn lại một ít kim loại. Vậy dung dịch X chứa chất tan:
Câu 11. Cho các dung dịch loãng: CuCl2, HNO3, Fe2(SO4)3, HCl. Số dung dịch phản ứng được với Fe là
Câu 12. Chất X tham gia phản ứng theo sơ đồ sau: X + HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

Có bao nhiêu chất X thỏa mãn tính chất trên?
Câu 13. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho a mol Mg vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(2) Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa 3a mol HNO3, thu khí NO là sản phẩm khử duy nhất.
(3) Cho a mol Fe vào dung dịch chứa 3a mol AgNO3.
(4) Sục a mol khí CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2.
(5) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.
Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là.
Câu 14. Hòa tan hết 12,48 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong dung dịch chứa 0,74 mol HNO3 (dùng dư), thu được 0,08 mol khí X và dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa x gam bột Cu. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là.
Câu 15. Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là.
Câu 16. Cho hỗn hợp chất rắn X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Kết thúc  phản ứng, thu được kim loại và dung dịch Y. Chất tan trong dung dịch Y là
Câu 17. Hòa tan Fe trong dung dịch HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan là
Câu 18. Một bạn học sinh đã viết các phương trình hóa học sau:

(1) 3Mg + 2FeCl3 dư → 3MgCl2 + 2Fe

(2) Fe + 6HNO3 đặc, dư → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

(3) NaHCO3 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 + NaOH + H2O

(4) Fe + 2AgNO3 dư → Fe(NO3)2 + 2Ag

Nhận xét nào sau đây đúng?
Câu 19. Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3 : 2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu dược 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X là
Câu 20. Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là
Câu 21. Cho 14,4g hỗn hợp Fe, Mg, và Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 (lấy dư 10% so với lượng phản ứng) thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp 4 khí  gồm N2, NO, NO2, N2O trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 58,8g muối khan. Tính số mol HNO3 ban đầu đã dùng
Câu 22. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
Câu 23. Đun nóng m gam hỗn hợp Cu, Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 3:7 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,8m gam chất rắn, dung dịch X và 3,36 lít hơn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 56,7 gam. Giá trị của m là
Câu 24. Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hoàn toàn 12,98 gam X trong 627,5 ml dung dịch HNO3 1M (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗm hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Câu 25. Hòa tan hết 17,91 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Mg, MgCO3, Zn và ZnCO3 trong hỗn hợp dung dịch chứa 0,62 mol NaHSO4 và 0,08 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 4,256 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm CO2, NO và 0,03 mol H2. Dung dịch Z sau phản ứng chỉ chứa m gam các muối trung hòa. Giá trị của m là
Câu 26. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 0,09 mol khí H2. Nếu cho m gam X trên vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,15 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 ). Giá trị của m là
Câu 27. Hòa tan m gam hỗn hợp FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) có tỉ khối so với H2 là 18,5. Số mol HNO3 phản ứng là:
Câu 28. Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo khí NO. Tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình hóa học của phản ứng này (số nguyên, tối giản) là
Câu 29. Hòa tan m gam Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Giá trị của m là
Câu 30. Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan ( không chứa muối amoni ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là
Câu 31. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
Câu 32. Hòa tan hoàn toàn 2 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe vào dung dịch HNO3 dư, sau đó cô cạn , thu được 0,224 lít khí NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất) và m gam muối khan. Giá trị m là:
Câu 33. Hỗn hợp X gồm Fe và FeS. Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí (đktc). Mặt khác, m gam X tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối nitrat duy nhất và 2V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và SO2.Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
Câu 34. Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 nồng độ a (%), thu được 1,568 lít NO2 (đktc) duy nhất và dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 9,76 gam chất rắn. Giá trị của a là
Câu 35. Cho dãy các kim loại: Fe, Zn, Al, Mg, Ag, Cu. Số lượng kim loại vừa phản ứng được với dung dịch NaHSO4, vừa phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(1) Khi đun nóng triolein trong nồi kín rồi sục dòng khí hidro có xúc tác Ni sau đó để nguội thu được khởi chất rắn là tripanmitin.
(2) Chất béo trong cơ thể có tác dụng đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.
(3) Trong phân tử tinh bột gồm nhiều mắt xích β-glucozơ liên kết với nhau tạo thành hai dạng: amilozơ và amilopectin.
(4) Đimetylamin có tính bazơ lớn hơn etylamin.
(5) Benzen và toluen là nguyên liệu rất quan trọng cho công nghiệp hóa học, dùng để tổng hợp dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc nổ, polime.
(6) HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội làm thụ động hóa Al, Fe, Cu.
(7) Ống thép (dẫn dầu, dẫn nước, dẫn khí đốt) ở dưới đất cũng được bảo vệ bằng phương pháp điện hóa.
(8) Các axit cacboxylic tan nhiều trong nước là do các phân tử axit cacboxylic và các phân từ nước tạo được liên kết hidro.
Số phát biểu đúng là

đáp án Lý thuyết Fe + HNO3 và trắc nghiệm có đáp án

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1CCâu 19A
Câu 2CCâu 20A
Câu 3CCâu 21A
Câu 4DCâu 22A
Câu 5DCâu 23C
Câu 6CCâu 24C
Câu 7CCâu 25D
Câu 8CCâu 26B
Câu 9ACâu 27C
Câu 10ACâu 28B
Câu 11DCâu 29D
Câu 12CCâu 30A
Câu 13CCâu 31C
Câu 14CCâu 32A
Câu 15CCâu 33A
Câu 16DCâu 34B
Câu 17CCâu 35C
Câu 18DCâu 36A

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)


Một số thông tin đáng lưu ý sau khi đọc xong nội dung này:
  • Phản ứng giữa Fe và HNO3 là phản ứng oxi-hoá khử.
  • Công thức hóa học của phản ứng là Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + 2NO + 2H2O.
  • Trong phản ứng, Fe bị oxy hóa thành Fe(NO3)3 và HNO3 bị khử thành NO.
  • Phản ứng tạo ra nhiệt và cần cẩn thận khi thực hiện.
  • Ứng dụng của phản ứng này trong thực tế, ví dụ như trong quá trình sản xuất hợp chất nitrat của Fe.

Các đề khác

X