Soạn sử 9 bài 26

Phần soạn sử 9 bài 26 của ĐọcTàiLiệu giúp bạn nắm vững các kiến thức quan trọng cùng câu hỏi trắc nghiệm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài tập trang 110 đến 118 sách giáo khoa lịch sử lớp 9.

Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953).

Mục lục nội dung

Kiến thức sử 9 bài 26

Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử

- Cách mạng Trung Quốc thành công (/10/1949), điều kiện quốc tế thay đổi theo hướng có lợi cho ta.

- Sau chiến dịch Việt Bắc, cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

- Pháp thất bại trên khắp các chiến trường Đông Dương, Mỹ can thiệp sâu vià dính líu trực tiếp vào cuộc Chiến tranh Đông Dương.

2, Âm mưu của Pháp - Mỹ: thực hiện “Kế hoạch Rơ-le”, thiết lập “Hành lang Đông Tây” nhằm khoá chặt Biên giới Việt - Trung, chuẩn bị tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc lần hai.

3. Chủ trương của ta: chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận địch; khai thông đường liên lạc quốc tế; mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

4. Diễn biến chiến dịch (từ 16/9 đến 22/10/1950)

- Ngày 16/9/1950, Ta tấn công Đông Khê, sáng 18/9/1850 quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, cô lập thị xã Cao Bằng, hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 bị cắt đôi.

- Pháp hạ lệnh rút quân ở Cao Bằng, đồng thời điều quân từ Thất Khê lên tái chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng xuống.

- Quân ta mai phục trên Đường số 4, tiêu diệt các cánh quân địch. Pháp buộc phải rút hết quân trên đóng trên Đường số 4.

5. Kết quả, ý nghĩa

- Giải phóng vùng biên giới Việt - Trung dài 750km với 35 vạn dân, “Hành lang Đông - Tây” bị chọc thủng, “Kế hoạch Rơ-le” bị phá sản.

- Quân ta giành và giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính.

Tham khảo câu hỏi thảo luận: Dựa vào lược đồ (Hình 47, SGK trang 111), trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.

Âm mưu đẩy mạnh Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực ân Pháp

- Mỹ tăng cường viện trợ quân sự, kinh tế, để Pháp đẩy mạnh Chiến tranh.

- Pháp đưa ra kế hoạch Đà Lát đờ Tat-xi-nhi: gấp rút chuẩn bị lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)

* Hoàn cảnh lịch sử: đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập tại Tuyên Hoá - Tuyên Quang (tháng 2/1951).

* Nội dung Đại hội

- Thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày.

- Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đối với Lào và Cam-pu-chia, Đại hội chủ trương xây dựng ở mỗi nước một Đảng riêng.

- Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

* Ý nghĩa lịch sử: đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình hoạt động cách mạng, thúc đẩy kháng chiến đi đến thắng lợi.

Tham khảoSau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương?

 Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt

* Về chính trị

- Ngày 3/3/1951, Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt được tổ chức.

- Ngày 11/3/1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập.

* Về kinh tế

- Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

- Đảng và Chính phủ đề ra một số chính sách về kinh tế, tài chính nhằm chấn chỉnh thuế khoá, xây dựng nền tài chính, tiến hành cải cách ruộng đất (1953),..

* Về văn hoá, giáo dục

- Công cuộc cải cách giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh với ba phương chân: phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh.

- Phong trào thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.

* Thành tựu: Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất đã biểu dương thành tích của phong trào thi đua yêu nước (1/5/1952).

Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường

- Ta mở các chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch ở trung du và đồng bằng:

+ Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo) đánh địch ở Vĩnh Yên, Phúc Yên.

+ Chiến dịch Đường số 18 (Hoàng Hoa Thám) đánh địch trên đường số 18 từ Phả Lại đi Uông Bí.

+ Chiến dịch Hà - Nam - Ninh (Quang Trung) đánh địch ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

- Rút kinh nghiệm từ ba chiến dịch trên, ta chủ trương mở các chiến dịch tiến công vào vùng rừng núi - là chiến trường có lợi cho ta.

+ Chiến dịch Hoà Bình: địch đánh chiếm Hoà Bình nhằm nối lại hành lang Đông - Tây. Ta cho quân bao vây, truy kích địch, buộc chúng phải rút chạy. Chiến dịch kết thúc thắng lợi (23/2/1952).

+ Chiến dịch Tây Bắc (cuối năm 1952): ta giải phóng toàn tỉnh Nghĩa Lộ, hầu hết tỉnh Sơn La,... phá tan âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.

+ Chiến dịch Thượng Lào (1953): liên quân Lào - Việt chiến đấu anh dũng, giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa-h. Căn cứ kháng chiến ở Thượng Lào mở rộng, nối liền với Tây Bắc Việt Nam, tạo thành thế uy hiếp đối với giặc Pháp.

Tham khảoHãy nêu những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.

Thuật ngữ và khái niệm

- Hậu phương: vùng có điều kiện đáp ứng nhu cầu xây dựng về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự và văn hoá để trực tiếp phục vụ cho tiền tuyến chiến đấu.

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sử 9 bài 26

Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Ta chủ động mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích:

A. phá vỡ “Kế hoạch Rơ-le” tấn công lên Việt Bắc lần 2. 
B. phá vỡ “Kế hoạch Đà Lát đờ Tát xi-nhi” tấn công lên Việt Bắc lần 2.
C. tiêu diệt sinh lực địch, khai thông Biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
D. đánh đuổi thực dân Pháp khỏi Đông Dương.

2. Chiến dịch Biên giới diễn ra từ:

A. 18/9 đến 20/10/1950
B. 1/10 đến 22/10/1950
C. 16/9 đến 22/10/1950
D. 22/10 đến 23/12/1950

3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập tại:

A. Ma Cao (Trung Quốc)
B. Thủ đô Hà Nội
C. Pắc Bó (Cao Bằng)
D. Chiêm Hoá (Tuyên Quang)

4: Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng ta lấy tên gọi là:

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đảng Lao động Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Đảng Cộng sản Liên Việt.

➜ Xem chi tiết bộ câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 26

Trên đây là sơ lược các nội dung kiến thức quan trọng nhất của bài 26 sử 9: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953).. Phần tiếp theo, chúng tôi giới thiệu chi tiết loạt bài hướng dẫn soạn sử 9 bao gồm hướng dẫn trả lời các câu hỏi và bài tập các trang 110 đến trang 118 sách giáo khoa.

Giải bài tập SGK

Bài 2 trang 118 SGK Lịch sử 9

Bài 2 trang 118 SGK Lịch sử 9

Giải bài 2 trang 118 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 lập bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị...

Bài 1 trang 118 SGK Lịch sử 9

Bài 1 trang 118 SGK Lịch sử 9

Giải bài 1 trang 118 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra những sự kiện chứng tỏ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ra chuyển sang giai đoạn phát triển mới....

Câu hỏi thảo luận trang 115 SGK Lịch sử 9

Câu hỏi thảo luận trang 115 SGK Lịch sử 9

Giải câu hỏi thảo luận trang 115 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra những thành tựu đạt được từ sau Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng trong phát triển hậu phương

Câu hỏi thảo luận trang 113 SGK Lịch sử 9

Câu hỏi thảo luận trang 113 SGK Lịch sử 9

Giải câu hỏi thảo luận trang 113 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra những âm mưu của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ đối với Đông Dương sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950