Bài 1.1 trang 9 sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức
Câu hỏi
Khẳng định nào sau đây là đúng?
\(a)0,25 \in \mathbb{Q};b) - \frac{6}{7} \in \mathbb{Q};c) - 235 \notin \mathbb{Q}\)
Bài giải
a) Đúng vì \(0,25{\rm{ }} = \frac{{25}}{{100}} = \frac{1}{4}\) là số hữu tỉ
b) Đúng vì \(\frac{{ - 6}}{7}\) là số hữu tỉ
c) Sai vì \( - 235 = \frac{{ - 235}}{1}\) là số hữu tỉ.
Chú ý: Một số nguyên cũng là một số hữu tỉ.
Bài 1.2 trang 9 sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức
Câu hỏi
Tìm số đối của các số hữu tỉ sau:
\(a) - 0,75;b)6\frac{1}{5}.\)
Bài giải
a) Số đối của -0,75 là 0,75
b) Số đối của \(6\frac{1}{5}\) là \( - 6\frac{1}{5}\)
Bài 1.3 trang 9 sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức
Câu hỏi
Các điểm A,B,C,D (H.1.7) biểu diễn những số hữu tỉ nào?
Bài giải
Điểm A biểu diễn số \(\frac{{ - 7}}{6}\)
Điểm B biểu diễn số \(\frac{{ - 2}}{6} = \frac{{ - 1}}{3}\)
Điểm C biểu diễn số \(\frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)
Điểm D biểu diễn số \(\frac{8}{6} = \frac{4}{3}\)
Bài 1.4 trang 9 sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức
Câu hỏi
a) Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ -0,625?
\(\frac{5}{{ - 8}};\frac{{10}}{{16}};\frac{{20}}{{ - 32}};\frac{{ - 10}}{{16}};\frac{{ - 25}}{{40}};\frac{{35}}{{ - 48}}.\)
b) Biểu diễn số hữu tỉ -0,625 trên trục số.
Bài giải
a) Ta có: \( - 0,625 = \frac{{ - 625}}{{1000}} = \frac{{ - 5}}{8}\)
\(\begin{array}{l}\frac{5}{{ - 8}} = \frac{{ - 5}}{8};\\\frac{{10}}{{16}} = \frac{{10:2}}{{16:2}} = \frac{5}{8};\\\frac{{20}}{{ - 32}} = \frac{{20:( - 4)}}{{( - 32):( - 4)}} = \frac{{ - 5}}{8};\\\frac{{ - 10}}{{16}} = \frac{{( - 10):2}}{{16:2}} = \frac{{ - 5}}{8};\\\frac{{ - 25}}{{40}} = \frac{{( - 25):5}}{{40:5}} = \frac{{ - 5}}{8};\\\frac{{35}}{{ - 48}}\end{array}\)
Vậy các phân số biểu diễn số hữu tỉ -0,625 là: \(\frac{5}{{ - 8}};\frac{{20}}{{ - 32}};\frac{{ - 10}}{{16}};\frac{{ - 25}}{{40}}\)
b)
Bài 1.5 trang 9 sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức
Câu hỏi
So sánh:
a) -2,5 và -2,125; b) \( - \frac{1}{{10000}}\) và \(\frac{1}{{23456}}\)
Bài giải
a) Vì 2,5 > 2,125 nên -2,5 < -2,125
b) Vì \( - \frac{1}{{10000}}\)< 0 và 0 < \(\frac{1}{{23456}}\)nên \( - \frac{1}{{10000}}\) < \(\frac{1}{{23456}}\)
Chú ý: Số hữu tỉ âm luôn nhỏ hơn số hữu tỉ dương.
Bài 1.6 trang 9 sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức
Câu hỏi
Tuổi thọ trung bình dự kiến của những người sinh năm 2019 ở một số quốc gia được cho trong bảng sau:
Quốc gia | Australia | Pháp | Tây Ban Nha | Anh | Mĩ |
Tuổi thọ trung bình dự kiến | 83 | 82,5 | \(83\frac{1}{5}\) | \(81\frac{2}{5}\) | \(78\frac{1}{2}\) |
( Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, 2020)
Sắp xếp các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn.
Bài giải
Cách 1:
Ta có: \(83\frac{1}{5}\)=83,2
\(81\frac{2}{5}\)=81,4
\(78\frac{1}{2}\)= 78,5
Vì 78,5 < 81,4 < 82,5 < 83 < 83,2
Vậy các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn là: Mĩ, Anh, Pháp, Australia, Tây Ban Nha.
Cách 2:
Vì \(78\frac{1}{2}\) < 79 < \(81\frac{2}{5}\)< 82 < 82,5 < 83 < \(83\frac{1}{5}\) nên \(78\frac{1}{2}\) < \(81\frac{2}{5}\) < 82 < 82,5 < \(83\frac{1}{5}\)
Vậy các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn là: Mĩ, Anh, Pháp, Australia, Tây Ban Nha.
Bài tiếp theo: Trang 13 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
Xem thêm:
- Trang 14 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Trang 18 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Trang 19 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Trang 22 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Trang 24 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Trang 25 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
Trên đây là chi tiết hướng dẫn Giải bài tập Trang 9 SGK Toán 7 tập 1 Kết nối tri thức được Đọc Tài Liệu biên soạn với mong muốn hỗ trợ các em học sinh học tốt hơn môn Toán lớp 7
Hướng dẫn giải Toán 7 Kết nối tri thức bởi Đọc Tài Liệu