Bài 1.31 trang 24 sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức
Câu hỏi
Tìm x, biết:
\(\begin{array}{l}a)2x + \frac{1}{2} = \frac{7}{9}\\b)\frac{3}{4} - 6x = \frac{7}{{13}}\end{array}\)
Bài giải
\(\begin{array}{l}a)2x + \frac{1}{2} = \frac{7}{9}\\2x = \frac{7}{9} - \frac{1}{2}\\2x = \frac{{14}}{{18}} - \frac{9}{{18}}\\2x = \frac{5}{{18}}\\x = \frac{5}{{18}}:2\\x = \frac{5}{{18}}.\frac{1}{2}\\x = \frac{5}{{36}}\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{5}{{36}}\)
\(\begin{array}{l}b)\frac{3}{4} - 6x = \frac{7}{{13}}\\ 6x = \frac{3}{{4}} - \frac{7}{13}\\ 6x = \frac{{39}}{{52}} - \frac{{28}}{{52}}\\ 6x = \frac{{11}}{{52}}\\x = \frac{{11}}{{52}}:6\\x = \frac{{11}}{{52}}.\frac{{1}}{6}\\x = \frac{{11}}{{312}}\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{{11}}{{312}}\)
Bài 1.32 trang 24 sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức
Câu hỏi
Diện tích một số hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới được cho trong bảng sau. Em hãy sắp xếp chúng theo thứ tự diện tích từ nhỏ đến lớn.
Bài giải
Ta có:
\(\begin{array}{l}3,{71.10^{11}} = 37,{1.10^{10}};\\8,{264.10^9} = 0,{8264.10^{10}}\end{array}\)
Vì 0,8264 < 1,56 < 1,896 < 2,57 < 3,17 < 5,8 < 6,887 < 8,21 < 37,1 nên 0,8264. \({10^{10}}\) < 1,56. \({10^{10}}\) < 1,896. \({10^{10}}\) < 2,57. \({10^{10}}\) < 3,17. \({10^{10}}\) < 5,8. \({10^{10}}\) < 6,887. \({10^{10}}\) < 8,21. \({10^{10}}\) < 37,1. \({10^{10}}\)
Vậy diện tích các hồ trên sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: Nicaragua; Vostok; Ontario; Erie; Baikal; Michigan; Victoria; Superior; Caspian.
Bài 1.33 trang 24 sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức
Câu hỏi
Tính một cách hợp lí:
\(\begin{array}{l}a)A = 32,125 - (6,325 + 12,125) - (37 + 13,675)\\b)B = 4,75 + {\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^3} + 0,{5^2} - 3.\frac{{ - 3}}{8}\\c)C = 2021,2345.2020,1234 + 2021,2345.( - 2020,1234)\end{array}\)
Bài giải
\(\begin{array}{l}a)A = 32,125 - (6,325 + 12,125) - (37 + 13,675)\\ = 32,125 - 6,325 - 12,125 - 37 - 13,675\\ = (32,125 - 12,125) + ( - 6,325 - 13,675) - 37\\ = 20 + ( - 20) - 37\\ = - 37\\b)B = 4,75 + {\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^3} + 0,{5^2} - 3.\frac{{ - 3}}{8}\\ = 4,75 + \frac{{ - 1}}{8} + 0,25 + \frac{9}{8}\\ = (4,75 + 0,25) + \left( {\frac{{ - 1}}{8} + \frac{9}{8}} \right)\\ = 5 + \frac{8}{8}\\ = 5 + 1\\ = 6\\c)C = 2021,2345.2020,1234 + 2021,2345.( - 2020,1234)\\ = 2021,2345.[2020,1234 + ( - 2020,1234)]\\ = 2021,2345.0\\ = 0\end{array}\)
Bài 1.34 trang 24 sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức
Câu hỏi
Đặt một cặp dấu ngoặc “( )” vào biểu thức sau để được kết quả bằng 0.
2,2 – 3,3 + 4,4 – 5,5.
Bài giải
Ta đặt dấu ngoặc như sau:
2,2 – (3,3 + 4,4 – 5,5) = 2,2 – 2,2 = 0
Bài tiếp theo: Trang 25 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
Xem thêm:
- Trang 9 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Trang 13 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Trang 14 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Trang 18 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Trang 19 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Trang 22 SGK Toán 7 tập 2 Kết nối tri thức
Trên đây là chi tiết hướng dẫn Giải bài tập Trang 24 SGK Toán 7 tập 1 Kết nối tri thức được Đọc Tài Liệu biên soạn với mong muốn hỗ trợ các em học sinh học tốt hơn môn Toán lớp 7
Hướng dẫn giải Toán 7 Kết nối tri thức bởi Đọc Tài Liệu