Trang 28 SGK Toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 25/08/2022 - Tác giả:

Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 28 SGK Toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết hướng dẫn và đáp án giúp các em học tốt hơn

Bài 1 trang 28 sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo

Câu hỏi

Hãy viết biểu thức số biểu thị diện tích xung quanh của một hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 7 cm, chiều rộng bằng 4 cm và chiều cao bằng 2 cm.

Bài giải

Biểu thức số biểu thị diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: S = 2.2.(7+4)

Bài 2 trang 28 sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo

Câu hỏi

Hãy viết biểu thức đại số biểu thị chu vi của một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 7 cm.

Bài giải

Gọi chiều dài của hình chữ nhật là x ( cm)

\( \Rightarrow \) Chiều rộng hình chữ nhật là x – 7 (cm) (vì chiều dài hơn chiều rộng 7 cm)

Vậy chu vi hình chữ nhật là:\(C = 2. ( x + x – 7 ) = 2.(2x - 7) = 4x – 14 (cm)\)

Bài 3 trang 28 sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo

Câu hỏi

Hãy viết biểu thức đại số biểu thị thể tích của một hình hộp chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 4 cm và hơn chiều cao 2 cm.

Bài giải

Gọi chiều dài hình hộp chữ nhật là x (cm)

\( \Rightarrow \) Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là: x – 4 (cm) (do chiều dài hơn chiều rộng 4 cm)

Chiều cao của hình hộp chữ nhật là: x - 2 (cm) (do chiều dài hơn chiều cao 2 cm)

Thể tích hình hộp chữ nhật là: \(V= x .(x – 4 ).(x-2) (cm^3)\)

Bài 4 trang 28 sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo

Câu hỏi

Hãy viết biểu thức đại số biểu thị:

a) Tổng của \({x^2}\)\(3y\)

b) Tổng các bình phương của a và b

Bài giải

a)      Tổng của \({x^2}\)\(3y\) là: \(A={x^2} + 3y\)

b)      Tổng các bình phương của a và b là: \(B={a^2} + {b^2}\)

Bài 5 trang 28 sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo

Câu hỏi

Lân có x nghìn đồng và đã chi tiêu hết y nghìn đồng, sau đó Lân được chị Mai cho z nghìn đồng. Hãy viết biểu thức đại số biểu thị số tiền mà Lân có sau khi chị Mai cho thêm z nghìn đồng. Tính số tiền Lân có khi x =  100, y = 60, z = 50.

Bài giải

Số tiền sau khi Lân tiêu y nghìn đồng là  : x – y (nghìn đồng)

Sau khi chị Mai cho thêm z nghìn đồng số tiền Lân có là : x – y + z ( nghìn đồng)

Số tiền Lân có là: 100 – 60 + 50 = 90 (nghìn đồng)

Bài 6 trang 28 sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo

Câu hỏi

Rút gọn các biểu thức đại số sau:

a) \(6(y - x) - 2(x - y)\)

b) \(3{x^2} + x - 4x - 5{x^2}\)

Bài giải

a)      Cách 1:

\(6(y - x) - 2(x - y)\)

\( = 6y - 6x - 2x + 2y\)

\( = 8y - 8x\)

Cách 2:

\(6(y - x) - 2(x - y)\\= 6(y-x)+2(y-x)\\=(6+2).(y-x)\\=8.(y-x)\\=8y-8x\)

b)      \(3{x^2} + x - 4x - 5{x^2}\)

\( = (3{x^2} - 5{x^2}) + (x - 4x)\)

\( =  - 2{x^2} - 3x\)

Bài 7 trang 28 sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo

Câu hỏi

Một mảnh vườn hình vuông (Hình 5) có cạnh bằng a (m) với lối đi xung quanh vườn rộng 1,2m. Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích phần còn lại của mảnh vườn. Tính diện tích còn lại của mảnh vườn khi a = 20.

Bài giải

1 cạnh của mảnh vườn còn lại là : a – 1,2 – 1,2 = a – 2,4 (m)

Diện tích mảnh vườn còn lại có biểu thức tính là : \({(a - 2,4)^2}\) (\({m^2}\))

Thay a = 20 vào biểu thức ta vừa tính được :

\({(20 - 2,4)^2}\)\( = 309,76 ({m^2}\))

Bài 8 trang 28 sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo

Câu hỏi

Lương trung bình tháng của công nhân ở một xí nghiệp vào năm thứ n tính từ năm 2015 được tính bởi biểu thức \(C{(1 + 0,04)^n}\), trong đó C = 5 triệu đồng. Hãy tính lương trung bình tháng của công nhân xí nghiệp đó vào năm 2020 (ứng với n = 5)

Bài giải

Ta có công thức tính lương là : \(C{(1 + 0,04)^n}\)

Ta thay C = 5 và n = 5 vào công thức, ta có : \(5.{(1 + 0,04)^5} = 5.1,{04^5} \approx 6,08\) (triệu đồng)

Vậy lương trung bình của công nhân năm 2020 là 6,08 triệu đồng.

Bài tiếp theo: Trang 31 SGK Toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Xem thêm:

Trên đây là chi tiết hướng dẫn Giải bài tập Trang 28 SGK Toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo được Đọc Tài Liệu biên soạn với mong muốn hỗ trợ các em học sinh học tốt hơn môn Toán lớp 7

Hướng dẫn giải Toán 7 Chân trời sáng tạo bởi Đọc Tài Liệu

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM