TH1: A thuộc đường tròn (T)
Ta có: AM đạt giá trị nhỏ nhất bằng 0 khi M trùng với A
AM đạt giá trị lớn nhất bằng 2R khi M là điểm đối xứng với A qua I
TH2: A không thuộc đường tròn (T)
Gọi B, C là giao điểm của đường thẳng qua A,I và đường tròn (T);
Giả sử AB < AC.
+) Nếu A nằm ngoài đường tròn (T) thì với điểm M bất kì trên (T), ta có:
AM≥AI−IM=AI−IB=AB.
Đẳng thức xảy ra khi M≡B
AM≤AI+IM=AI+IC=AC.
Đẳng thức xảy ra khi M≡C
+) Nếu A nằm trong đường tròn (T) thì với điểm M bất kì trên (T), ta có:
AM≥IM−IA=IB−IA=AB.
Đẳng thức xảy ra khi M≡B
AM≤AI+IM=AI+IC=AC.
Đẳng thức xảy ra khi M≡C
Vậy khi M trùng với B thì AM đạt gía trị nhỏ nhất.
Vậy khi M trùng với C thì AM đạt gía trị lớn nhất.
Cho đường tròn T cố định có tâm I bán kính R và điểm A cố định. Điểm M di động
Xuất bản: 22/02/2023 - Cập nhật: 22/02/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
BÀI TOÁN CÔNG CỤ 1: Cho đường tròn T cố định có tâm I bán kính R và điểm A cố định. Điểm M di động trên đường tròn T. Hãy xác định vị trí điểm M sao cho AM lớn nhất, nhỏ nhất.
Câu hỏi trong đề: Bài toán cực trị của số phức với các dạng câu hỏi quen thuộc