Lời giải Toán 8 bài 3 bất phương trình một ẩn được chia sẻ với mục đích tham khảo cách làm và so sánh đáp án. Cùng với đó góp phần giúp bạn ôn tập lại các kiến thức Toán 8 bài 3 chương 4 phần đại số để tự tin hoàn thành tốt các bài tập bất phương trình một ẩn khác.
Câu hỏi bài 3 trang 41 SGK Toán 8 tập 2
Nắm vững kiến thức lý thuyết bất phương trình một ẩn và cách làm các dạng bài thường gặp giúp các em vận dụng vào giải bài tập tốt hơn. Dưới dây là hướng dẫn giải câu hỏi trong bài giúp các em ghi nhớ lý thuyết trước khi tiến hành giải các câu hỏi phần bài tập.
Câu 1
a) Hãy cho biết vế trái, vế phải của bất phương trình \({x^2} \leqslant 6x - 5\) (1)
b) Chứng tỏ các số \(3; 4\) và \(5\) đều là nghiệm, còn số \(6\) không phải là nghiệm của bất phương trình vừa nêu.
Giải bài 3 trang 41 sgk Toán 8 tập 2
Hướng dẫn cách làm
Bất phương trình ẩn \(x\) là hệ thức \(A(x) > B(x)\) hoặc \(A(x) < B(x)\)hoặc \(A(x) ≥ B(x)\) hoặc \(A(x) ≤ B(x)\)
Trong đó: \(A(x)\) gọi là vế trái; \(B(x)\) gọi là vế phải của bất phương trình.
Nghiệm của bất phương trình là giá tri của ẩn thay vào bất phương trình ta được một khẳng định đúng.
Bài giải chi tiết câu hỏi Toán 8 bài 3 Bất phương trình một ẩn
Dưới đây là các cách giải bài 3 trang 41 SGK Toán 8 tập 2 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:
Câu 1
a) Vế trái của bất phương trình là: \({x^2}\). Vế phải của bất phương trình là: \(6x -5\)
b) Thay \(x = 3\) vào bất phương trình (1) ta được:
\({3^2} \leqslant 6.3 - 5 \Rightarrow 9 \leqslant 13\) là khẳng định đúng nên \(x = 3\) là nghiệm của bất phương trình (1).
Thay \(x = 4\) vào bất phương trình (1) ta được:
\({4^2} \leqslant 6.4 - 5 \Rightarrow 16 \leqslant 19\) là khẳng định đúng nên \(x = 4\) là nghiệm của bất phương trình (1).
Thay \(x = 5\) vào bất phương trình (1) ta được:
\({5^2} \leqslant 6.5 - 5 \Rightarrow 25 \leqslant 25\) là khẳng định đúng nên \(x = 5\) là nghiệm của bất phương trình (1).
Thay \(x = 6\) vào bất phương trình (1) ta được:
\({6^2} \leqslant 6.6 - 5 \Rightarrow 36 \leqslant 31\) là khẳng định sai nên \(x = 6\) không là nghiệm của bất phương trình (1).
Với nội dung trên đây và phần Đáp án câu hỏi bài 3 trang 42 sgk Toán lớp 8 giúp các em làm quen với Bất phương trình một ẩn". Cùng với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết phần bài tập Toán 8 Bài 3 Chương 4 phần đại số giúp các tham khảo cách giải và đối chiếu đáp án với bài làm của mình.
Bài tập về nhà bài 3 trang 41 sgk Toán 8 tập 2
Bài 15 trang 43 SGK Toán 8 tập 2: Kiểm tra xem giá trị \(x = 3\) là nghiệm của bất phương trình nào trong các bất phương trình sau:...
Bài 16 trang 43 SGK Toán 8 tập 2: Viết và biểu diễn tập nghiệm trên trục số của mỗi bất phương trình sau:...
Bài 17 trang 43 SGK Toán 8 tập 2: Hình vẽ sau đây biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào?...
Bài 18 trang 43 SGK Toán 8 tập 2: Hãy lập bất phương trình cho bài toán sau...
Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm và đáp án bài 3 trang 41 sgk toán 8 tập 2. Mong rằng những bài hướng dẫn giải toán 8 của Đọc Tài Liệu sẽ là người đồng hành giúp các bạn học tốt môn học này.