Bài 62 trang 33 SGK Toán 9 tập 1

Xuất bản: 03/10/2019 - Cập nhật: 15/11/2019 - Tác giả: Giangdh

Giải bài 62 trang 33 SGK Toán 9 tập 1 chi tiết giúp bạn trả lời tốt bài tập trang 33 sách giáo khoa Toán 9 tập 1 và ôn tập các kiến thức của bài học.

Lời giải bài 62 trang 33 SGK Toán 9 tập 1 được chia sẻ với mục đích tham khảo cách làm và so sánh đáp án. Cùng với đó góp phần giúp bạn ôn tập lại các kiến thức Toán 9 bài 8 để tự tin hoàn thành tốt các bài tập về rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai.

Đề bài 62 trang 33 SGK Toán 9 tập 1

Rút gọn các biểu thức sau: 

a) \(\dfrac{1}{2}\sqrt{48}-2\sqrt{75}-\dfrac{\sqrt{33}}{\sqrt{11}}+5\sqrt{1\dfrac{1}{3}}\)

b) \(\sqrt{150}+\sqrt{1,6}. \sqrt{60}+4,5.\sqrt{2\dfrac{2}{3}}-\sqrt{6}\)

c) \((\sqrt{28}-2\sqrt{3}+\sqrt{7})\sqrt{7}+\sqrt{84}\)

d) \((\sqrt{6}+\sqrt{5})^{2}-\sqrt{120}\)

» Bài tập trướcBài 61 trang 33 SGK Toán 9 tập 1

Giải bài 62 trang 33 SGK Toán 9 tập 1

Hướng dẫn cách làm

+) Cách đổi hỗn số ra phân số: \(a\dfrac{b}{c}=\dfrac{a.c+ b}{c}\).

+) Hằng đẳng thức số 1: \((a+b)^2=a^2+2ab+b^2\)

+)  Sử dụng quy tắc đưa thừa số ra ngoài dấu căn:  

\(\sqrt{A^2.B}=A\sqrt{B}\),  nếu \(A \ge 0\)\(B \ge 0\)

\(\sqrt{A^2.B}=-A\sqrt{B}\),  nếu \(A < 0\)\(B \ge 0\)

+) \(\sqrt{\dfrac{a}{b}}=\dfrac{\sqrt a}{\sqrt b}\),   với \(a \ge 0,\ b > 0\)

+) \(\sqrt a .\sqrt b =\sqrt{ab}\)  với \(a, \ b \ge 0\)

+) \(\dfrac{A}{\sqrt B}=\dfrac{A\sqrt B}{B}\),   với \( B > 0\)

Đáp án chi tiết

Dưới đây là các cách giải bài 62 trang 33 SGK Toán 9 tập 1 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:

a) Ta có: 

\(\dfrac{1}{2}\sqrt{48}-2\sqrt{75}-\dfrac{\sqrt{33}}{\sqrt{11}}+5\sqrt{1\dfrac{1}{3}}\)
\(=\dfrac{1}{2}\sqrt{16. 3}-2\sqrt{25. 3}-\dfrac{\sqrt{3.11}}{\sqrt{11}}+5\sqrt{\dfrac{1.3+1}{3}}\)

\(=\dfrac{1}{2}\sqrt{4^2. 3}-2\sqrt{5^2. 3}-\dfrac{\sqrt 3.\sqrt{11}}{\sqrt{11}}+5\sqrt{\dfrac{4}{3}}\)

\(=\dfrac{1}{2}.4\sqrt{ 3}-2.5\sqrt{3}-\sqrt{3}+5\dfrac{\sqrt 4}{\sqrt 3}\)

\(=\dfrac{4}{2}\sqrt{ 3}-10\sqrt{3}-\sqrt{3}+5\dfrac{\sqrt{4}.\sqrt 3}{\sqrt{3}.\sqrt {3}}\)

\(=2\sqrt{ 3}-10\sqrt{3}-\sqrt{3}+5\dfrac{2\sqrt{3}}{3}\)

\(=2\sqrt{ 3}-10\sqrt{3}-\sqrt{3}+10\dfrac{\sqrt{3}}{3}\)

\(= \left( {2 - 10 - 1 + \dfrac{10}{3} }\right)\sqrt 3 =-\dfrac{17}{3}\sqrt 3\)

b) Ta có: 

\( \sqrt{150}+\sqrt{1,6}. \sqrt{60}+4,5. \sqrt{2\dfrac{2}{3}}-\sqrt{6}\)

\(=\sqrt{25. 6}+\sqrt{1,6. 60}+4,5.\sqrt{\dfrac{2.3+2}{3}}-\sqrt{6}\)

\(=\sqrt{5^2. 6}+\sqrt{1,6. (6.10)}+4,5\sqrt{\dfrac{8}{3}}-\sqrt{6}\)

\(=5\sqrt{ 6}+\sqrt{(1,6. 10).6}+4,5\dfrac{\sqrt 8}{\sqrt 3}-\sqrt{6}\)

\(=5\sqrt{ 6}+\sqrt{16.6}+4,5\dfrac{\sqrt 8 . \sqrt 3}{ 3}-\sqrt{6}\)

\(=5\sqrt{ 6}+\sqrt{4^2.6}+4,5\dfrac{\sqrt {8 .3}}{ 3}-\sqrt{6}\)

\(= 5\sqrt{6}+4\sqrt{ 6}+4,5. \dfrac{\sqrt{4.2. 3}}{3}-\sqrt{6}\)

\(=5\sqrt{6}+4\sqrt{6}+4,5. \dfrac{\sqrt{2^2.6}}{3}-\sqrt{6}\)

\(=5\sqrt{6}+4\sqrt{6}+4,5. 2\dfrac{\sqrt{6}}{3}-\sqrt{6}\)

\(=5\sqrt{6}+4\sqrt{6}+9\dfrac{\sqrt{6}}{3}-\sqrt{6}\)

\(=5\sqrt{6}+4\sqrt{6}+3\sqrt{6}-\sqrt{6}\)

\(=(5+4+3-1)\sqrt{6}=11\sqrt{6}\)

Cách 2: Ta biến đổi từng hạng tử rồi thay vào biểu thức ban đầu:

+) \(\sqrt{150}=\sqrt{25.6}=5\sqrt 6\) 

+) \(\sqrt{1,6.60}=\sqrt{1,6.(10.6)}=\sqrt{(1,6.10).6}=\sqrt{16.6} = 4\sqrt 6\)

+) \(4,5.\sqrt{2\dfrac{2}{3}}=4,5.\sqrt{\dfrac{2.3+2}{3}}=4,5.\sqrt{\dfrac{8}{3}}=4,5\dfrac{8.3}{3}\)

\(=4,5.\dfrac{\sqrt{4.2.3}}{3}=4,5.\dfrac{2.\sqrt 6}{3}=9.\dfrac{\sqrt 6}{3}=3\sqrt 6.\)

Do đó: 

\(\sqrt{150}+\sqrt{1,6}. \sqrt{60}+4,5. \sqrt{2\dfrac{2}{3}}-\sqrt{6}\)

\(=5\sqrt 6+4\sqrt 6+3\sqrt 6 - \sqrt 6 =(5+4+3-1)\sqrt 6=11\sqrt{6}\)

c) Ta có:

\(=(\sqrt{28}-2\sqrt{3}+\sqrt{7})\sqrt{7}+\sqrt{84}\)

\(=(\sqrt{4.7}-2\sqrt{3}+\sqrt{7})\sqrt{7}+\sqrt{4.21}\)

\(=(\sqrt{2^2.7}-2\sqrt{3}+\sqrt{7})\sqrt{7}+\sqrt{2^2.21}\)

\(=(2\sqrt{7}-2\sqrt{3}+\sqrt{7})\sqrt{7}+2\sqrt{21}\)

\(= 2\sqrt{7}.\sqrt{7}-2\sqrt{3}.\sqrt{7}+\sqrt{7}.\sqrt{7}+2\sqrt{21}\)

\(=2.(\sqrt{7})^2-2\sqrt{3.7}+(\sqrt{7})^2+2\sqrt{21}\)

\(=2.7-2\sqrt{21}+7+2\sqrt{21}\)

\(=14-2\sqrt{21}+7+2\sqrt{21} =14+7=21\)

d) Ta có:

\((\sqrt{6}+\sqrt{5})^{2}-\sqrt{120}\)

\(=(\sqrt 6)^2+2.\sqrt 6 .\sqrt 5+(\sqrt 5)^2-\sqrt{4.30}\)

\(=6+2\sqrt{6.5}+5-2\sqrt{30}\)

\(=6+2\sqrt{30}+5-2\sqrt{30}=6+5=11.\)

» Bài tập tiếp theoBài 63 trang 33 SGK Toán 9 tập 1

Trên đây là nội dung hướng dẫn trả lời bài 62 trang 33 SGK Toán 9 được Đọc Tài Liệu chia sẻ để giúp bạn hoàn thành tốt bài làm của mình. Mong rằng những tài liệu giải Toán 9 của chúng tôi sẽ luôn là người bạn đồng hành để giúp bạn học tốt hơn môn học này.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM