Bài 19 trang 52 SGK Toán 9 tập 1

Xuất bản: 10/10/2019 - Cập nhật: 18/11/2019 - Tác giả: Giangdh

Giải bài 19 trang 52 SGK Toán 9 tập 1 chi tiết giúp bạn trả lời tốt bài tập trang 52 sách giáo khoa Toán 9 tập 1 và ôn tập các kiến thức của bài học.

Những nội dung dưới đây không chỉ giúp bạn biết được cách làm, tham khảo đáp án bài 19 trang 52 SGK Toán 9 tập 1 mà còn hỗ trợ bạn ôn tập để nắm vững các kiến thức bài 3 Toán 9 chương 2 phần đại số về Đồ thị của hàm số y = ax + b đã được học trên lớp

Đề bài 19 trang 52 SGK Toán 9 tập 1

Đồ thị của hàm số \(y = \sqrt 3 x + \sqrt 3 \) được vẽ bằng compa và thước thẳng.

Hãy tìm hiểu cách vẽ đó rồi nêu lại các bước thực hiện.

Áp dụng: Vẽ đồ thị của hàm số \(y = \sqrt 5 x + \sqrt 5 \) bằng compa và thước thẳng.

Hướng dẫn. Tìm điểm trên trục tung có tung độ bằng \(\sqrt 5 \).

» Bài tập trướcBài 18 trang 52 SGK Toán 9 tập 1

Giải bài 19 trang 52 SGK Toán 9 tập 1

Hướng dẫn cách làm

+) Xác định hai điểm thuộc đồ thị hàm số \(y=ax+b(a \ne 0)\)

Cho \(x=0 \Rightarrow y=b \Rightarrow A(0; b).\)

Cho \(y=0 \Rightarrow x = -\dfrac{b}{a} \Rightarrow B {\left(-\dfrac{b}{a};0 \right)}.\)

Xác định vị trí hai điểm \(A,\ B\) trên mặt phẳng tọa độ. Đường thẳng đi qua A, B là đồ thị hàm số \(y=ax+b.\)

+) Định lí Py-ta-go trong tam giác vuông: Cho tam giác ABC vuông tại A. Khi đó:

\(BC^2=AB^2+AC^2\).

Đáp án chi tiết

Dưới đây là các cách giải bài 19 trang 52 SGK Toán 9 tập 1 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:

+ Vẽ đồ thị hàm số: \(y=\sqrt 3 x + \sqrt 3\)

Cho \(x= 0 \Rightarrow y = \sqrt 3 . 0 + \sqrt 3 = \sqrt 3 \Rightarrow M(0; \sqrt 3)\)

Cho \(y=0  \Rightarrow 0 = \sqrt 3 . x + \sqrt 3 \Rightarrow x= -1 \Rightarrow N(-1; 0)\)

Đồ thị hàm số \(y=\sqrt 3 x + \sqrt 3\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(M(0; \sqrt 3);  (N(-1; 0)\)

+ Ta đi xác định vị trí điểm \(M(0; \sqrt 3)\) trên trục tung:

Bước 1: Xác định điểm \(A(1; 1)\) trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Khi đó theo định lí Py-ta-go, ta có:

\( OA^2=1^2+1^2=2 \Leftrightarrow OA =\sqrt 2\)

Bước 2: Dùng compa vẽ cung tròn tâm O bán kính OA =\(\sqrt 2\). Cung tròn này cắt trục Ox tại vị trí C thì hoành độ của C là \(\sqrt 2\).

Bước 3: Xác định điểm \(B( \sqrt 2; 1)\). Khi đó theo định lí Py-ta-go, ta có:

\(OB^2=(\sqrt 2)^2+1^2=2+1=3 \Leftrightarrow OB =\sqrt 3\)

Bước 4: Dùng compa vẽ cung tròn tâm O bán kính \(OB=\sqrt 3\). Khi đó cung tròn này cắt trục tung tại vị trí điểm có tung độ là \(\sqrt 3\)

. Ta xác định được điểm \(M(0; \sqrt 3\)).

Bước \(5\): Kẻ đường thẳng đi qua hai điểm M và N ta được đồ thị hàm số \(y=\sqrt 3 x + \sqrt 3\)

Áp dụng: Vẽ đồ thị hàm số \(y = \sqrt 5 x + \sqrt 5 \) (làm tương tự như trên)

Cho \(x= 0 \Rightarrow y = \sqrt 5 . 0 + \sqrt 5 = \sqrt 5 \Rightarrow B(0; \sqrt 5)\)

Cho \(x= -1 \Rightarrow y = \sqrt 5 . (-1) + \sqrt 5 = 0 \Rightarrow C(-1; 0)\)

Bước 1: Xác định điểm \(A(2; 1)\) trên mặt phẳng tọa độ Oxy.

Áp dụng định lí Py-ta-go, ta có:

\(OA^2=2^2+1^2=4+1=5 \Leftrightarrow OA = \sqrt 5\)

Bước 2: Vẽ cung tròn tâm O bán kính \(OA=\sqrt 5\). Cung tròn này cắt trục Oy tại vị trí điểm B có tung độ là \(\sqrt 5\). Ta xác định được điểm B.

Bước 3: Kẻ đường thẳng đi qua hai điểm \(B(0; \sqrt 5) ; C(-1; 0)\) ta được đồ thị của hàm số \(y = \sqrt 5 x + \sqrt 5 \).

Giải bài tập khác

Xem thêm hướng dẫn giải các bài tập khác

Trên đây là lời giải bài 19 trang 52 sách giáo khoa Toán 9 tập 1, các bạn có thể tham khảo thêm đáp án các bài tập khác trong chương 2 hoặc hướng dẫn giải Toán 9 các dạng bài cơ bản tại doctailieu.com.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM