Những nội dung dưới đây không chỉ giúp bạn biết được cách làm, tham khảo đáp án bài 17 trang 51 SGK Toán 9 tập 1 mà còn hỗ trợ bạn ôn tập để nắm vững các kiến thức bài 3 Toán 9 chương 2 phần đại số về Đồ thị của hàm số y = ax + b đã được học trên lớp
Đề bài 17 trang 51 SGK Toán 9 tập 1
a) Vẽ đồ thị của các hàm số y=x+1 và y=−x+3 trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
b) Hai đường thẳng y=x+1 và y=−x+3 cắt nhau tại C và cắt trục Ox theo thứ tự tại A và B. Tìm tọa độ của các điểm A, B, C.
c) Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC (đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimét)
» Bài tập trước: Bài 16 trang 51 SGK Toán 9 tập 1
Giải bài 17 trang 51 SGK Toán 9 tập 1
Hướng dẫn cách làm
a) Cách vẽ đồ thị hàm số y=ax+b,(a≠0): Đồ thị hàm số y=ax+b,(a≠0) là đường thẳng:
+) Cắt trục hoành tại điểm A(−ba;0)
+) Cắt trục tung tại điểm B(0;b)
Xác định tọa độ hai điểm A và B sau đó kẻ đường thẳng đi qua hai điểm đó ta được đồ thị hàm số y=ax+b,(a≠0).
b) +) Đồ thị hàm số y=ax và y=a′x+b′ cắt nhau tại A thì hoành độ điểm A là nghiệm của phương trình: ax=a′x+b′. Giải phương trình tìm x, rồi thay vào một trong hai công thức hàm số trên tìm được tung độ điểm A.
c) +) Chu vi tam giác ABC là: CΔABC=AB+BC+AC.
+) Diện tích tam giác ABC là: SΔABC=12.h.a
trong đó: h là độ dài đường cao, a là độ dài cạnh ứng với đường cao.
+) Định lí Py-ta-go trong tam giác vuông: Tam giác ABC vuông tại A khi đó:
BC2=AC2+AC2
Đáp án chi tiết
Dưới đây là các cách giải bài 17 trang 51 SGK Toán 9 tập 1 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:
a) Xem hình dưới đây:
+) Hàm số y=x+1
Cho x=0⇒y=0+1=1⇒M(0;1)
Cho y=0⇒0=x+1⇒x=−1⇒P(−1;0)
Đồ thị hàm số y=x+1 là đường thẳng đi qua hai điểm P(−1;0) và M(0;1)
+) Hàm số y=−x+3
Cho x=0⇒y=0+3=3⇒N(0;3)
Cho y=0⇒0=−x+3⇒x=3⇒Q(3;0)
Đồ thị hàm số y=−x+3 là đường thẳng đi qua hai điểm Q(3;0) và N(0;3)
Ta có hình vẽ sau: <đang cập="" nhật="">
b)
+) C là giao điểm của y=x+1 và y=−x+3 nên hoành độ của C là nghiệm của phương trình:
x+1=−x+3⇔x+x=3−1
⇔2x=2⇔x=1.
Tung độ của C là: y=1+1=2.
Vậy C(1;2).
+) A là giao điểm của y=x+1 và trục hoành Ox:y=0 nên hoành độ của A là:
x+1=0⇔x=−1
Vậy A(−1;0)≡P.
+) B là giao điểm của y=−x+3 và trục hoành Ox:y=0nên hoành độ điểm B là:
−x+3=0⇔−x+3=0⇔x=3
Vậy B(3;0)≡Q.
c)
Ta có: AB=4,
+) Áp dụng định lí Py- ta-go, ta dễ dàng tính được:
AC=√22+22=√4+4=√8=2√2
BC=√22+22=√4+4=√8=2√2
Do đó chu vi của tam giác ABC là:
AB+BC+AC=4+2√2+2√2=4+4√2(cm)
+) Đường cao của tam giác ABC là: 2.
+) Diện tích của tam giác ABC là:
S=12.AB.2=12.4.2=4(cm2)
» Bài tập tiếp theo: Bài 18 trang 52 SGK Toán 9 tập 1
Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 17 trang 51 SGK Toán 9 tập 1. Hy vọng những bài hướng dẫn giải Toán 9 của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn hoàn thành bài tập chính xác và học tốt môn học này.