Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
Nhắc lại lý thuyết:
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định.
- Trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự. Ví dụ: Tội giết người, hiếp dâm…
- Trách nhiệm hành chính: Các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu hình phạt xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Ví dụ: Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chở quá số người quy định sẽ bị phạt tiền.
- Trách nhiệm dân sự: Các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm. Ví dụ: Tranh chấp đất đai, tài sản liên quan trong gia đình.
- Trách nhiệm kỉ luật: Người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức, nhân viên thuộc quyền quản lí của mình. Ví dụ: Cảnh cáo, cách chức, cho thôi việc…
Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích
Xuất bản: 16/10/2020 - Cập nhật: 02/11/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Anh A và anh D vừa vi phạm pháp luật hành chính vừa vi phạm pháp luật dân sự.
Những hành vi trên của chị V đã vi phạm pháp luật dân sự và hành chính.
Một trong những dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm phải có hành vi trái pháp luật.
Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.
Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là vi phạm hành chính.
Trong trường hợp này, những người đã vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là chủ tịch xã và anh M.
Công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ tổ chức nào là thực hiện quyền tố cáo.
Công an có quyền ập vào bắt giữ người vi phạm pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ nhà và lệnh bắt, giữ người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp sau: Phát hiện một người đang bị truy nã tại nhà ông A.
Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là thực hiện quyền tố cáo.
Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.