Trang chủ

Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố đều thuộc

Xuất bản: 02/11/2020 - Cập nhật: 19/10/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Câu Hỏi:

Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố đều thuộc

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố đều thuộc kiến trúc thượng tầng.
Kiến trúc thượng tầng chính là những hiện tượng xã hội, thể hiện khái quát đời sống tinh thần của xã hội, là một bộ mặt tinh thần và tư tưởng của hình thái kinh tế - xã hội. Cùng với các bộ phận khác của xã hội, đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành cơ cấu hoàn chỉnh của các hình thái kinh tế - xã hội.
Nguồn:Kiến trúc thượng tầng chính là gì?
Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật từ xưa đến nay vẫn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng, nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội. Nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ đặc biệt trong lý luận và cả thực tiễn được thể hiện ở sự thống nhất giữa Nhà nước và pháp luật và sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa Nhà nước và pháp luật.
Có thể hiểu kiến trúc thượng tầng theo một cách khái quát đó là toàn bộ những quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, triết học, nghệ thuật… tương ứng với những thể chế khác nhau: nhà nước, đảng phái, giáo hội và các đoàn thể… được tạo từ một cơ sở hạ tầng nhất định.

Câu hỏi liên quan
Kiểu Nhà nước mà trong đó giai cấp thống trị chiếm đa số trong xã hội

Kiểu Nhà nước mà trong đó giai cấp thống trị chiếm đa số trong xã hội: xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật thì tương đương với một quốc gia, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình.

Hình thức chính thể nào sau đây không tồn tại chức danh Thủ tướng

Tổng thống cộng hoà là một loại mô hình chính thể Nhà nước phổ biến thứ hai, mà ở đó hành pháp và lập pháp không chịu trách nhiệm lẫn nhau. Lập pháp cũng do dân bầu và hành pháp cũng do dân bầu. Với cách thức tổ chức này, Nguyên thủ quốc gia không những là người đứng đầu Nhà nước mà còn đứng đầu hành .....

Nhà nước do giai cấp thống trị lập nên để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình là quan điểm của học thuyết?

Nhà nước do giai cấp thống trị lập nên để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình là quan điểm của học thuyết Mác-Lênin.

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

Hình thức cấu trúc Nhà nước đơn nhất có đặc điểm

Nhà nước đơn nhất là nhà nước, trong đó lãnh thổ quốc gia được phân bố thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ; có một Chính phủ; một Hiến pháp; một hệ thống pháp luật; một quốc tịch; một quy chế công dân; có hệ thống các cơ quan chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ

Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ:

  • Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
  • Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị
  • Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân là hình thức chính thể của quốc gia

Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân là hình thức chính thể của quốc gia Việt Nam.

Tổ chức có quyền phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính

Phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương các cấp là một việc làm tất yếu của các Nhà nước.

Cách thức và trình tự thành lập ra các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, đó là

Hình thức chính thể là cách thức và trình tự lập ra cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của một quốc gia. Hai loại hình thức chính phủ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là: hình thức quân chủ và chính thể cộng hòa. ... Quân chủ trong chế độ này chỉ là một biểu tượng của dân tộc.

Đang xử lý...

đề trắc nghiệm các môn đại cương học mới nhất