Trang chủ

Hội nghị Ianta đã đưa ra thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải

Xuất bản: 20/01/2021 - Cập nhật: 19/06/2024 - Tác giả: Nguyễn Hưng

Câu Hỏi:

Hội nghị Ianta đã đưa ra thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng và khu vực chiếm đóng ở?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Thỏa thuận trong Hội nghị Ianta về việc đóng quân giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Kiến thức bổ sung
Nội dung hội nghị Ianta
Hội nghị đã đi đến những quyết định quan trọng:
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.
     + Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Âu, Đông Đức, Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Âu, Tây Đức, Tây Béclin.
     + Ở châu Á:
Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến ở châu Á: giữ nguyên trạng Mông Cổ, khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 (bao gồm Nam đảo Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin).

  • Nhật Bản: do quân đội Mĩ chiếm đóng.
  • Bán đảo Triều Tiên: Mĩ chiếm đóng phía Nam, Liên Xô chiếm đóng phía Bắc. (Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38)
  • Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.
  • Các vùng còn lại ở châu Á: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cũ.
  • Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (ở Đức, từ ngày 17/7 đến 2/8/1945) việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc.


=> Ý nghĩa: những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.

Câu hỏi liên quan
Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức Liên Xô cam kết:

Quyết định của hội nghị Ianta, để nhanh chóng kết thúc chiến tranh sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật ở Châu Á.

Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ gì lớn nhất?


Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới bùng nổ
Đáp án cần chọn là: D

Nhân tố nào đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và dẫn tới chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở nhiều nước?

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và dẫn tới chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở nhiều nước.

Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ là do

Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ là do lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô

Bản chất sự liên kết các nước trong phe "Trục" là gì?

Bản chất sự liên kết các nước trong phe Trục là liên minh các nước phát xít.
Giải thích
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít: Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít, còn được gọi là trục Béc-lin - Rom-ma - Tô-ki-ô hay gọi tắt là Phe Trục.

Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, mặt trận nào đánh bại phát xít sớm nhất?

Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, mặt trận đánh bại phát xít sớm nhất là mặt trận Bắc Phi.

Chủ nghĩa phát xít với chủ nghĩa tư bản dân chủ có điểm khác nhau cơ bản là gì?


- Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính.

Ở giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô cùng với Hội Quốc Liên không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít là do:

Ở giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô cùng với Hội Quốc Liên không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít là do không có một đường lối, một hành động chung, thống nhất trước hành động của Liên minh phát xít.

Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9 - 1939), các nước đế quốc Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm

Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9 - 1939), các nước đế quốc Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới?

Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài học kinh nghiệm để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới là đoàn kết tất cả các lực lượng, kiên quyết đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, cực đoan.

Đang xử lý...

đề trắc nghiệm lịch sử Thi mới nhất