Cả 4 kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Mg + HCl → MgCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Xuất bản: 01/07/2024 - Cập nhật: 01/07/2024 - Tác giả: Chu Huyền
Cho dãy các kim loại: Al, Mg, Zn, Fe. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
Cả 4 kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Mg + HCl → MgCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Cho hỗn hợp X gồm Fe và Cu, tác dụng với O2, thu được m gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 4M, thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 11 gam chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl, thu được khí H2. Giá trị của m là
Giá trị của m là 33,8g.
nHNO3 = 0,8; nNO = 0,1
nH+ = 4nNO + 2nO → nO = 0,2
Z + HCl tạo H2 nên Z chứa Cu, Fe dư → Y + HNO3 chỉ tạo muối Fe(NO3)2.
Bảo toàn N → nFe(NO3)2 = (0,8 – 0,1)/2 = 0,35
→ mY = 0,35.56 + 11 + 0,2.16 = 33,8 gam.
Oxi hóa hoàn toàn 11,5 gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al và Zn) bằng O2, thu được 17,1 gam hợp Y gồm các oxit. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là:
Để hòa tan hết Y cần vừa đủ 350ml dung dịch HCl 2M.
Cho 2,82 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 180 ml dung dịch HCl 1M thu được V lít khí H2. Giá trị của V là
Đặt nAl = a; nAl2O3 = b → 27a + 102b = 2,82
nHCl = 3a + 6b = 0,18
→ a = 0,01; b = 0,025
nH2 = 1,5a = 0,015 → V = 0,336 lít
Ba+2HCl→BaCl2+H2
Để thu được dung dịch chứa 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl
Ba + 2HCl → BaCl2 + H2. Để thu được dung dịch chứa 4,16 g BaCl2 cần 0,04 mol HCl.
Đáp án A
Giải thích
nBaCl2=4,16/208=0,02molBa+2HCl→BaCl2+H20,04←0,02mol
Cho 8,934 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,36 mol HCl và 0,03 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,045 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát .....
Thêm AgNO3 vào Y thấy xuất hiện khí NO chứng tỏ Y chứa Fe2+, H+ dư và không có NO3-.
nAgCl = 0,36 → nAg = 0,015
Bảo toàn electron: nFe2+ = 3nNO + nAg = 0,06
nH+ dư = 4nNO = 0,06
Dung dịch Y chứa Fe2+ (0,06), H+ dư (0,06), Cl- (0,36), bảo toàn điện tích → nFe3+ = 0,06
Hỗn hợp X gồm etylamin và đimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng O2, cần vừa đủ V lít O2. Mặt khác, cho m gam X phản ứng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được 24,45 gam muối. Giá trị của V là
nC2H7N = nC2H8NCl = 0,3 —> nO2 = 0,3.3,75 = 1,125 —> V = 25,2 lít
Hợp chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl tạo ra FeCl3?
Fe2(SO4)3 và HCl không phản ứng với nhau vì sản phẩm không có chất kết tủa , bay hơi, hay chất điện li yếu. Các phương trình phản ứng còn lại xảy ra như sau:
Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 amin, no, mạch hở phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 1M thu được 14,90 gam muối. Giá trị của m là
nHCl = 0,2, bảo toàn khối lượng:
mX = m muối – mHCl = 7,6 gam
Cho 9,97 gam hỗn hợp X gồm lysin và alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 11,73 gam muối. Mặt khác 9,97 gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là:
Đặt a, b là số mol Ala, Lys
mX = 89a + 146b = 9,97
nX = a + b = (11,73 – 9,97)/22
→ a = 0,03; b = 0,05
nHCl = nN = a + 2b = 0,13
→ m muối = mX + mHCl = 14,715 gam
Hòa tan hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp X gồm FeO, MgO và ZnO bằng một lượng vừa đủ 150 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
nHCl = 0,15 → nH2O = 0,075
Bảo toàn khối lượng → m muối = 8,445 gam