Trắc nghiệm thường gặp về Glyxin

Glyxin là gì? Tính chất hóa học, vật lý và các câu hỏi trắc nghiệm về Glyxin

Kiến thức cơ bản về Glyxin

Glyxin là gì?

Glyxin là amino acid đơn giản nhất, có một nguyên tử hydro.
Công thức cấu tạo của glycin là NH2-CH2-COOH.
Công thức phân tử: C2H5NO2.
Glycin là chất rắn kết tinh không màu, có vị ngọt, không phân cực, không quang.
Nó được tìm thấy chủ yếu trong gelatin, sợi tơ tằm và được sử dụng như một chất dinh dưỡng. Nó cũng là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế nhanh. Glycin còn là một thành phần quan trọng và tiền thân của nhiều phân tử và đại phân tử trong tế bào.

Tính chất hóa học của Glyxin

1. Tác dụng với dung dịch bazơ

Glyxin phản ứng với dung dịch bazơ do có nhóm -COOH
H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

2. Tác dụng với dung dịch axit

Do có nhóm -NH2 nên glyxin tác dụng được với cả dung dịch axit.
H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

3. Phản ứng este hóa

$H2N-CH2-COOH + C2H5OH \overset {khí HCl} \rightarrow ClH3NCH2COOC2H5 + H2O$

4. Glyxin + HNO2

Nhóm NH2 trong glyxin tác dụng với axit nitro
H2N-CH2-COOH + HNO2 → HO-CH2-COOH + N2 + H2O

Điều chế Glyxin

- Glycin đã được Henri Braconnot phát hiện năm 1820, người đã đun sôi một vật thể ướp với axit sulfuric.
- Nó được sản xuất trong công nghiệp bằng cách cho axit chloroacetic tác dụng với amonia:
ClCH2COOH + 2 NH3 → H2NCH2COOH + NH4Cl

câu hỏi trắc nghiệm về Glyxin

Câu 1. A là hỗn hợp chứa a mol (glyxin và valin) và B là hỗn hợp chứa b mol 2 amin no đơn chức, mạch hở. Trộn A và B thu được hỗn hợp lỏng D. Đốt cháy D, cần vừa đủ 8,232 lít khí ${O_2}$, thu được hỗn hợp các sản phẩm cháy E. Dẫn E bình ${P_2}{O_5}$ dư thấy khối lượng bình tăng 6,03 gam, đồng thời thoát ra 6,832 lít khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của a là
Câu 2. Cho 0,11 mol glyxin tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là
Câu 3. Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 3 peptit X, Y và Z có tỷ lệ mol tương ứng là 1:1:3 trong môi trường axit (tổng số liên kết pepeti cu 3 phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp B, chứa 4,68 gam Valin; 0,89 gam Alanin và 1,5 gam Glyxin. Giá trị của m là:
Câu 4. Hỗn hợp E chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm tetrapeptit X; pentapeptit Y và este Z có công thức C3H7O2 được tạo bởi α-amino axit. Đun nóng 36,86 gam hỗn hợp E với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa ancol T có khối lượng 3,84 gam và phần rắn gồm hai muối của glyxin và alanin. Đốt cháy hết hỗn hợp muối cần dùng 1,455 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 34,5 gam K2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 5. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch glyxin, màu của giấy quỳ tím sẽ là.
Câu 6. Cho dung dịch các chất sau: axit axetic, glyxin, ala-gly-val, lysin. Số chất dung dịch hòa tan được Cu(OH)2 là
Câu 7. Số đipeptit được tạo nên từ glyxin và axit glutamic (HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH) là
Câu 8. Dung dịch glyxin (axit α-aminoaxetic) phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
Câu 9. Glyxin còn có tên là:
Câu 10. Glyxin tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
Câu 11. Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
Câu 12. Cho các dãy chuyển hóa:

$Glyxin \xrightarrow[]{NaOH}X1\xrightarrow[]{HCldu} X2$

X2 là :
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 37,68 gam hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch nước vôi trong lầy dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Nếu thủy phân hoàn toàn 0,15 mol X, thu được 9,00 gam glyxin; 7,12 gam alanin và 11,70 gam valin. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Giá trị của m là.
Câu 14. Đun nóng 79,86 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y chứa hai peptit đều mạch hở gồm tripeptit (Z) và pentapeptit(T). Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 2,655 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua nước vôi trong (lấy dư), thu được dung dịch có khối lượng giảm 90,06 gam so với dung dịch ban đầu. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Tỉ lệ mắc xích glyxin, alanin và valin trong T là.
Câu 15. Cho các chất: etyl axetat, anilin, metyl aminoaxetat, glyxin, tripanmitin. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là.
Câu 16. Cho các chất: etyl fomat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, glyxin, protein. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là
Câu 17. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó oxi chiếm 40% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được 12,24 gam muối. Giá trị của m là
Câu 18. Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở tạo từ alanin và glyxin (phân tử X chứa không quá 6 liên kết peptit) và este Y tạo từ etanol và axit cacboxylic no đơn chức. Thủy phân hoàn toàn m gam E trong dung dịch NaOH đun nóng, vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp F gồm các muối (trong đó số mol muối của Gly lớn hớn số mol muối của Ala). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 20 gam O2 thu được sản phẩm cháy gồm H2O, Na2CO3, N2 và 18,7 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 19. Có các nhận xét sau:

(a) Nhiệt độ sôi của Glyxin cao hơn của tristerin

(b) Trong phân tử lysin có chứa 2 nguyên tử nitơ (N)

(c) Valin là hợp chất lưỡng tính

(d) Gly-Ala-Val có phản ứng màu biurê

(e) Quỳ tím không đổi màu khi cho vào dung dịch glyxin trong H2O

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
Câu 20. Đun nóng 56,08 gam hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 82,72 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol X cần dùng x mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của x là
Câu 21. Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều hở chứa đồng thời Glyxin và Analin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp X gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là
Câu 22. Cho 15 gam glyxin vào dung dịch HCl, thu được dung dịch X chứa 29,6 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan trong X cần dùng V lít dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
Câu 23. Thủy phân không hoàn toàn peptit Y mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa glyxin và đipeptit Ala-Ala. Để thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH thu được dung dịch chỉ chứa muối của glyxin và muối của alanin. Số công thức cấu tạo phù hợp với Y là
Câu 24. Hỗn hợp E gồm tripeptit X và tetrapeptit Y đều được cấu tạo bởi glyxin và alamin. Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong X và Y theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch T chứa 35,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol X và Y trong hỗn hợp X là:
Câu 25. Hỗn hợp E gồm tripeptit X và tetrapeptit Y đều được cấu tạo bởi glyxin và alamin. Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong X và Y theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch T chứa 35,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol X và Y trong hỗn hợp X là:
Câu 26. Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanine, axit glutamic và lysin (trong đó mO:mN=16:9mO:mN=16:9) phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được a gam muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muốn trên thu được N2; 0,07 mol Na2CO3; 0,49 mol CO2 và 0,56 mol H2O. Giá trị của m là
Câu 27. Công thức của glyxin là
Câu 28. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, tạo ra 8,16 gam muối. Giá trị của m là
Câu 29. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
Câu 30. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm 3 peptit mạch hở X, Y và Z bằng dung dịch NaOH, thu được 22,55 gam hỗn hợp các muối natri của glyxin, alanin và valin. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam T thì cần 17,64 lít khí oxi (đktc), thu được 10,8 gam H2O . Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây ?
Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alanin và Axit glutamic thu được 1,4 mol $CO _{2}$ và $1,45 mol H _{2} O$ . Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là :
Câu 32. Lần lượt nhúng quỳ tím vào các dung dịch sau : propylamin, anilin, glyxin, lysin, axit glutamic, alanin. số trường hợp làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
Câu 33. Công thức phân tử của glyxin (axit aminoaxetic) là
Câu 34. Cho 19,5 gam hỗn hợp X gồm glyxin và etylamin tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1,0M. Mặt khác, nếu cho 19,5 gam X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,0M, thu được m gam muối. Giá trị của V và m lần lượt là
Câu 35. X và Y ( MX < MY ) là 2 peptit mạch hở, đều tạo bởi glyxin và alanin (X và Y hơn kém nhau 1 liên kết peptit), Z là (CH3COO)3C3H5. Đun nóng 31,88 gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,44 M vừa đủ, thu được dung dịch B chứa 41,04 gam hỗn hợp muối. Biết trong T nguyên tố oxi chiếm 37,139% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Y có trong T gần nhất với
Câu 36. Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin
Câu 37. Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 24,25 gam muối của glyxin, 22,20 gam muối của alanin và 13,90 gam muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của $C O_{2}$ và $H_{2} O$ là 39,14 gam. Giá trị của m là
Câu 38. Cho các chất sau: glyxin, metylamoni axetat, etylamin, metyl aminoaxetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
Câu 39. Cho các chất sau: glyxin, axit glutamic, etylamoni hiđrocacbonat, anilin. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
Câu 40. Cho 0,02 mol glyxin tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 1M được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y được m gam chất rắn khan. Giá trị V và m là
Câu 41. Số nguyên tử hiđro trong phân tử glyxin là
Câu 42. Cho dung dịch các chất sau: axit axetic, glyxin, ala-gly-val, lysin. Số chất dung dịch hòa tan được $Cu ( OH )_{2}$ là
Câu 43. Cho các phát biểu sau đây:
(1) Glyxin, alanin là các α–amino axit.
(2) C4H9N có thể là một amin no, đơn chức, mạch hở.
(3) Amin bậc II luôn có tính bazơ mạnh hơn amin bậc I.
(4) CH3NH2 là amin bậc I.
(5) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(6) Amin có trong cây thuốc lá là nicotin.
(7) Ở điều kiện thường, metylamin, etylamin, đimetylamin và trimetylamin là chất khí.
Số phát biểu đúng là
Câu 44. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch glyxin làm quỳ tím hóa xanh
(b) Các amin đều có lực bazơ mạnh hơn ammoniac
(c) Tơ nitron giữ nhiệt tốt, nên được dung để dệt vải may quần áo ấm
(d) Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố
(e) Xenlulozơ trinitrat được dung làm thuốc súng không khói
Số phát biểu sai là :

đáp án Trắc nghiệm thường gặp về Glyxin

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 D Câu 23 C
Câu 2 D Câu 24 A
Câu 3 A Câu 25 A
Câu 4 C Câu 26 C
Câu 5 B Câu 27 C
Câu 6 A Câu 28 D
Câu 7 B Câu 29 A
Câu 8 A Câu 30 A
Câu 9 A Câu 31 B
Câu 10 A Câu 32 A
Câu 11 C Câu 33 B
Câu 12 A Câu 34 D
Câu 13 B Câu 35 A
Câu 14 B Câu 36 A
Câu 15 B Câu 37 D
Câu 16 B Câu 38 A
Câu 17 B Câu 39 A
Câu 18 B Câu 40 D
Câu 19 C Câu 41 C
Câu 20 A Câu 42 C
Câu 21 C Câu 43 D
Câu 22 C Câu 44 A

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)


     Trên đây là bộ câu hỏi trắc nghiệm thường gặp về Glyxin (có đáp án) do Đọc tài liệu tổng hợp từ các bộ đề thi THPT và lý thuyết cần nhớ giúp các em ôn tập. Chúc các em học tốt môn Hóa!

Các đề khác

X