Trắc nghiệm chi tiết máy đề số 6 (có đáp án)

Đề trắc nghiệm chi tiết máy đề số 6 có đáp dành cho các bạn sinh viên khối ngành Kỹ thuật tham khảo và ôn tập kiến thức đã học.

Câu 1. Cho hai hình trụ tiếp xúc trong, có đường kính là d1 = 100mm và d2 = 500mm. Mô đun đàn hồi là E1 = 2,0.105 MPa; E2 = 2,5.105 MPa. Hệ số poat xông là µ1 = 0,28 ; µ2 = 0,31. Chịu lực hướng tâm là Fr = 5000N. Chiều dài tiếp xúc của hai hình trụ là L = 100mm. Xác định ứng suất tiếp xúc lớn nhất (MPa)?
Câu 2. Cho hai viên bi bằng thép tiếp xúc ngoài, có đường kính là d1 = 100mm và d2 = 120mm. Mô đun đàn hồi là E = 2,1.105 MPa. Chịu lực hướng tâm là Fr = 10N. Xác định ứng suất tiếp xúc lớn nhất (MPa)?
Câu 3. Chi tiết máy chịu ứng suất thay đổi theo chu kỳ ổn định. Có hệ số đường cong mỏi m = 6; giới hạn mỏi dài hạn σ0 = 180MPa; Số chu trình cơ sở N0 = 6.106 ; ứng suất mà chi tiết máy phải chịu là σ = 200MPa. Xác định tuổi thọ của chi tiết máy?
Câu 4. Cho mối hàn góc (giữa trụ rỗng có đường kính ngoài 100mm và tấm phẳng đứng). Trụ chịu mô men xoắn 5000000Nmm, ứng suất cắt cho phép của mối hàn là 100Mpa. Xác định cạnh hàn k:
Câu 5. Cho mối hàn giáp mối giữa hai tấm có chiều rộng 100mm, độ dày các tấm là 7mm, chịu lực kéo dọc đúng tâm 5000N và mô men uốn trong mặt phẳng tấm là 100000Nmm, xác định ứng suất lớn nhất sinh ra trong mối hàn:
Câu 6. Cho mối hàn chồng hỗn hợp (chỉ hàn theo 3 đường trong mặt phẳng: 2 đường hàn dọc và 1 đường hàn ngang), chiều dài 1 đường hàn dọc là: 100mm; chiều dài đường hàn ngang là 300mm. Mối hàn chịu lực kéo dọc đúng tâm là 100000N và mô men trong mặt phẳng tấm là 8000000Nmm. Ứng suất cắt cho phép của mối hàn là 100Mpa. Xác định cạnh hàn k để mối hàn vừa đủ bền:
Câu 7. Cho bu lông ghép lỏng chịu lực dọc trục 100000N, số bu lông i = 4. Ứng suất kéo cho phép của bu lông là 160Mpa. Xác định đường kính tối thiểu chân ren:
Câu 8. Cho mối ghép bu lông không có khe hở giữa 2 tấm (có độ dày là 16mm và 12mm), chịu lực ngang F = 25000N. Ứng suất cắt và dập cho phép của bu lông lần lượt là: 80MPa và 100Mpa. Xác định đường kính tối thiểu của thân bu lông để bu lông đủ bền:
Câu 9. Cho mối ghép bu lông có khe hở giữa 2 tấm có hệ số ma sát là 0.4, chịu lực ngang F = 25000N. Bu lông được dùng trong mối ghép có đường kính chân ren là 27 mm, và ứng suất kéo cho phép là 100Mpa. Hệ số an toàn khi xiết bu lông là 2. Xác định số lượng bu lông cần dùng cho mối ghép?
Câu 10. Nắp nồi hơi chịu áp suất 0.2 N/mm2. Đường kính miệng nồi hơi là 400 mm. Nắp được ghép chặt với nồi hơi nhờ 6 bu lông. Độ cứng của bu lông và thân nồi hơi là như nhau. Hệ số an toàn khi xiết bu lông là 1.2. Ứng suất kéo cho phép của bu lông là 100 Mpa. Xác định đường kính tối thiểu của thân bu lông?
Câu 11. Bộ truyền đai dẹt, có T1 = 130000 Nmm, u = 3. Xác định đường kính bánh đai d1 & d2, hệ số trượt \(\varepsilon\) = 0,03. Biết dãy tiêu chuẩn của đường kính bánh đai: 100, 112, 125, 140, 160, 180, 200, 224, 250, 315, 400, 450, 500, 560, 630, 710, 800, 900, 1000 mm.
Câu 12. Bộ truyền đai thang có d1 = 140 & d2 = 400mm. Khoảng cách trục mong muốn là 550mm. Xác định chiều dài dây đai sao cho khoảng cách trục sai lệch ít nhất? Chiều dài tiêu chuẩn của dây đai: 400; 450; 500; 560; 630; 710; 800; 900; 1000; 1120; 1250; 1400; 1600; 1800; 2000; 2240; 2500; 2800; 3150 mm.
Câu 13. Bộ truyền đai, có góc ôm \(\alpha_1\) = 1600 ; hệ số ma sát tương đương giữa dây đai và bánh đai f = 0,75. Lực kéo Ft = 2500 N. Xác định lực căng lớn nhất trong bộ truyền đai (bỏ qua lực quán tính ly tâm)?
Câu 14. Góc ôm bộ truyền đai α1 = 1200; hệ số ma sát tương đương giữa dây đai và bánh đai f = 0,65. Lực kéo Ft = 2500 N. Xác định lực tác dụng lên trục?
Câu 15. Hệ số kéo tại điểm tối ưu ψ0 =0,5. Đường kính bánh đai chủ động d1 = 200 mm; Mô men xoắn cần truyền T1 = 140000 Nmm. Xác định lực căng ban đầu để bộ truyền làm việc lợi nhất?
Câu 16. Hệ số trượt của một bộ truyền đai bằng 0,02 khi hệ số kéo ψ0 = 0,6. Đường cong trượt của bộ truyền này được coi là tuyến tính khi ψ < ψ0. Hỏi tại ψ = 0,4 thì hệ số trượt có giá trị?
Câu 17. Bộ truyền đai có α1 = 150°; hệ số ma sát tương đương giữa đây đai và bánh đai là f = 0,65. Xác định hệ số kéo của bộ truyền khi làm việc:
Câu 18. Bộ truyền đai dẹt có chiều dày dây đai là 5mm, góc ôm trên bánh chủ động α1 = 150°; Góc nghiêng của bộ truyền so với phương ngang là 45°; Vận tốc của dây đai là 5m/s. Ứng suất có ích cho phép trong điều kiện thí nghiệm là 1,8 MPa; Hệ số tải trọng động, Kđ = 1,2; Lực kéo cần thiết là Ft = 1500 N. Xác định chiều rộng dây đai thích hợp nhất?
Câu 19. Một bộ truyền đai thang có công suất P1 = 7,0Kw và công suất cho phép là [P1] = 2,75. Hệ số tải trọng động là kd = 1,20. Số dây đai cần thiết để bộ truyền đảm bảo khả năng kéo là:
Câu 20. Bộ truyền đai thang có d1 = 140 & d2 = 400mm. Khoảng cách trục mong muốn là 450mm. Xác định khoảng cách trục có thể sao cho sai lệch ít nhất có thể ? Chiều dài tiêu chuẩn của dây đai: 400; 450; 500; 560; 630; 710; 800; 900; 1000; 1120; 1250; 1400; 1600; 1800; 2000; 2240; 2500; 2800; 3150 mm.
Câu 21. Theo công thức kinh nghiệm thì với bộ truyền xích có tỉ số truyền là 4,0 thì số răng đĩa chủ động là:
Câu 22. Góc xoay tương đối của bản lề xích khi vào và ra khớp với số răng z = 20:
Câu 23. Khi bước xích tăng một lượng 0,1mm do mòn thì đường kính vòng chia của đĩa xích có z = 20 sẽ:
Câu 24. Bộ truyền xích có z1 = 23; u = 3; p = 19,05mm; a = 735mm. Số mắt xích nên chọn là:

đáp án Trắc nghiệm chi tiết máy đề số 6 (có đáp án)

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 C Câu 13 C
Câu 2 C Câu 14 C
Câu 3 A Câu 15 B
Câu 4 A Câu 16 A
Câu 5 A Câu 17 D
Câu 6 A Câu 18 B
Câu 7 A Câu 19 B
Câu 8 A Câu 20 B
Câu 9 C Câu 21 B
Câu 10 C Câu 22 B
Câu 11 C Câu 23 B
Câu 12 C Câu 24 D

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Các đề khác

X