40 câu hỏi trắc nghiệm về H2S

H2S là gì? Tính chất đặc trưng của H2S, nó phản ứng với các chất nào (điều kiện, hiện tượng) và bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm về H2S thường gặp

H2S và kiến thức cần nhớ.

H2S là axit gì?

- H2S khi ở trạng thái khí được gọi tên là hidro sunfua, nếu tan trong nước tạo thành dung dịch axit có tên gọi axit sunfuhiđric.
- H2S không màu, có mùi hôi đặc trưng như trứng thối, dễ cháy trong điều kiện bình thường.

Tính chất hóa học của H2S

1. Tính axit yếu
- Khí Hydro sunfua tan trong nước tạo ra axit sunfua hydric rất yếu. Axit này yếu hơn cả H2CO3.
2. Phản ứng với dung dịch kiềm tạo muối trung hòa và muối axit
NaOH + H2S → NaHS + H2O
2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O
- Tùy vào tỉ lệ phản ứng mà muối tạo thành có thể khác nhau:
- Gọi nOH-/ nH2S = T thì:
  • T < 2: muối HS- 
  • T>hoặc= 2: Tạo ra muối S2-
  • 1 < T < 2: Tạo ra muối HS- và S2-
3. H2S tác dụng với dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm.
H2S + Na2CO3 → NaHCO3 + NaHS
4. Tác dụng với Oxi (H2S + O2)
2H2S + 3O2 → 2 H2O + 2SO2
  • Khí hydro sunfua cháy trong không khí ở nhiêt độ cao sẽ tạo ra ngọn lửa có màu xanh.
  • Nếu không cung cấp đủ không khí hoặc nhiệt độ không đủ lớn, H2S sẽ bị oxi hóa S:
  • 2H2S + O2 → H2O + 2S
5. H2S tác dụng với kim loại kiềm
2H2S + 2K → 2KHS + H2
6. Với Cu, Ag, Hg.
- H2S khan không tác dụng với Cu, Ag, Hg. Nhưng khi có hơi nước thì phản ứng lại xảy ra khá nhanh và làm cho bề mặt các kim loại này bị xám lại.
4 Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
7. Phản ứng với amoniac (H2S + NH3)
Trong điều kiện nhiệt độ thấp ($-40^oC$) H2S tác dụng với amoniac tạo moni sunfua.
H2S + 2NH3 → (NH4)2S
8. H2S + SO2 được dùng để điều chế lưu huỳnh
Ở nhiệt độ thường, H2S tác dụng với SO2 tạo kết tủa màu vàng chính là lưu huỳnh
SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O
9. Điều chế khí H2S
Khí hydro sunfua là chất khí cực độc và nó không được sản xuất công nghiệp. Nó chỉ được điều chế trong các phòng thí nghiệm bằng cách cho FeS phản ứng với axit HCl
2HCl + FeS → FeCl2 + H2S

Top 40 câu hỏi bài tập trắc nghiệm về H2S

Câu 1. Cho các dung dịch axit có cùng nồng độ mol: H2S,HCl, H2SO4, H3PO4, dung dịch có nồng độ H lớn nhất là
Câu 2. Phản ứng có phương trình ion rút gọn: S2- + 2H+ → H2S là
Câu 3. Cho các khí không màu sau: CH4, SO2, C2H4, C2H2, H2S . Số chất khí có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 là:
Câu 4. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(b) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(d) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.

(e) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(g) Cho AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

Sau khi các phản ứng kết thúc, tổng số thí nghiệm thu được kết tủa là
Câu 5. Trong các thí nghiệm sau:

(a) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.

(b) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.

(c) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.

(d) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.

(e) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2.

(g) Cho Na vào dung dịch FeCl3.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
Câu 6. Cho các phát biểu sau:

(a) Hợp chất Fe(NO3)2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

(b) Corinđon có chứa Al2O3 ở dạng khan.

(c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa.

(d) Kim loại kiềm dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

(e) Một trong các ứng dụng của Mg là chế tạo dây dẫn điện. 

Số phát biểu đúng là
Câu 7. Cho các phát biểu sau:

(a) Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra sự oxi hoá nước.

(b) Trong thực tế, để loại bỏ Cl2 thoát ra trong phòng thí nghiệm ta phun khí NH3 vào phòng.

(c) Khi cho thêm CaCl2 vào nước cứng tạm thời sẽ thu được nước cứng toàn phần.

(d)  Nguyên tắc để sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.

(e) Sục H2S vào dung dịch hỗn hợp FeCl3 và CuCl2 thu được 2 loại kết tủa.

(g) Cho NaNO3 (rắn) tác dụng với H2SO4 (đặc, to) để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm.

Số phát biểu đúng là
Câu 8. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là 2H+ + S2- → H2S?
Câu 9. Dung dịch H2S không phản ứng với chất hoặc dung dịch nào sau đây ở điều kiện thường?
Câu 10. Ở điều kiện thích hợp, dung dịch H2S không phản ứng với chất hoặc dung dịch chứa chất nào sau đây?
Câu 11. Thực hiện các thí nghiệm sau

(1) Cho Si vào dung dịch NaOH (dư)

(2) Điện phân dung dịch NaCl dư bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp

(3) Cho khí H2S vào dung dịch chứa FeCl3

(4) Dẫn luồng khí H2 qua ống sứ chứa CuO nung nóng

(5) Cho bột Ni vào dung dịch FeCl3 dư

Số thí nghiệm thu được đơn chất là
Câu 12. Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường)

1. Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.

2. Sục khí H2S vào dung dịch (CH3COO)2Pb.

3. Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.

4. Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.

5. Cho bột Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng.

6. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

7. Cho dung dịch HCl vào dung dịch CH3COONa.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
Câu 13. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(b) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.

(c) Cho tính thể NaNO2 vào dung dịch NH4Cl bão hoà rồi đun nóng.

(d) Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl

(e) Đun nóng hỗn hợp gồm NaCl tinh thể và H2SO4 đặc.

Số thí nghiệm không sinh ra đơn chất là
Câu 14. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nung nóng hỗn hợp gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí;

(2) Điện phân nóng chảy NaCl bằng điện cực trơ;

(3) Đốt cháy FeS2 trong oxi dư;

(4) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn;

(5) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4 loãng.

(6) Sục khí H2S vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4 loãng.

(7) Nung hỗn hợp chứa Ca, Al2O3 và Fe(OH)3 trong bình kín.

(8) Nhiệt phân muối amoni đicromat ở nhiệt độ cao.

(9) Cho Zn dư vào dung dịch CrCl3.

(10) Cho hỗn hợp bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào lượng nước dư.

Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp có tạo ra đơn chất là?
Câu 15. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4.

(b) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.

(c) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3.

(d) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.

(e) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(g) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Câu 16. Cho các thí nghiệm sau:

(a)Ca(OH)2 + dung dịch NaHCO3

(b) FeCl2 + dung dịch Na2S

(c) Ba(OH)2 + dung dịch (NH4)2SO4

(d) H2S + dung dịch AgNO3

(e) CO2 + dung dịch NaAlO2

(g) NH3 + dung dịch AlCl3

Số thí nghiệm thu được kết tủa là
Câu 17. Tính axit của các axit HCl, HBr, HI, H2S được sắp xếp theo trật tự nào?
Câu 18. Cho một số hợp chất: H2S, H2SO3, H2SO4, NaHS, Na2SO3, SO3, K2S, SO2. Dãy các chất trong đó lưu huỳnh có cùng số oxi hóa là
Câu 19. Trong phản ứng: 2H2S + O2 -> 2S + 2 H2O. Số oxi hóa của S trong H2S và S lần lượt là:
Câu 20. Cho từng chất: C, Fe, BaCl2, Fe3O4, Fe2O3, FeCO3, Al2O3, H2S HI, HCl, AgNO3, Na2SO3 lần lượt phản ứng với H2SO4đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là
Câu 21. Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là
Câu 22. Một mẫu khí thải (H2S, NO2, SO2, CO2) được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
Câu 23. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
Câu 24. Cho các chất: HI, H2S, C, CaCO3, Fe3O4, FeO, Al và Fe2O3. Trong các chất đã cho, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đăc, nóng là
Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít H2S (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 gam dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của muối trong X là
Câu 26. Trong các chất sau: Cl2, FeCl3, HCl, H2S, Na2SO3, những chất có thể tác dụng với KI tạo I2 là
Câu 27. Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl , H2S , CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
Câu 28. Cho các cặp chất sau: CH3COOH và K2S; FeS và HCl; Na2S và HCl; CuS và H2SO4 loãng. Số cặp chất nếu xảy ra phản ứng thì có phương trình ion rút gọn $2H^{+} + S^{2-} \rightarrow  H_{2}S$
Câu 29. Có thể nhận biết khí H2S bằng dung dịch  :
Câu 30. Khí H2S là khí
Câu 31. Hóa chất để phân biệt 3 khí: SO2, CO2, H2S là:
Câu 32. Trong các dung dịch sau: Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO2 và SO2 là:
Câu 33. Có 3 khí SO2; CO2; H2S. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt được cả 3 khí trên?
Câu 34. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ tối đa cho phép của ion Cd2+ trong nước là 0,005 mg/l. Khi cho dung dịch H2S dư vào 500ml một mẫu nước thấy có 0,288.10-3 gam kết tủa CdS (MCd = 112 đvC).  Phát biểu nào sau đây không đúng?
Câu 35. Trong các thí nghiệm sau:

(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.

(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.

(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.

(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.

(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.

(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.

(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng

(8) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2

(9) Cho Na vào dung dịch FeCl3

(10) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
Câu 36. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục H2S vào dung dịch nước clo

(b) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím

(c) Cho H2S vào dung dịch Ba(OH)2

(d) Thêm H2SO4 loãng vào nước Javen

(e) Đốt H2S trong oxi không khí

(f) Sục khí Cl2 vào Ca(OH)2 huyền phù

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
Câu 37. Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. .Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?

đáp án 40 câu hỏi trắc nghiệm về H2S

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 A Câu 20 B
Câu 2 D Câu 21 A
Câu 3 D Câu 22 A
Câu 4 A Câu 23 B
Câu 5 B Câu 24 C
Câu 6 D Câu 25 C
Câu 7 C Câu 26 A
Câu 8 C Câu 27 B
Câu 9 C Câu 28 D
Câu 10 C Câu 29 A
Câu 11 D Câu 30 A
Câu 12 A Câu 31 C
Câu 13 A Câu 32 B
Câu 14 A Câu 33 C
Câu 15 D Câu 34 A
Câu 16 C Câu 35 A
Câu 17 B Câu 36 C
Câu 18 D Câu 37 C
Câu 19 B

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)


     Với phần kiến thức tổng hợp về H2S và bộ câu hỏi trắc nghiệm thường gặp trong các đề thi do Đọc tài liệu tổng hợp trên đây sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức và học tốt môn Hóa.

Các đề khác

X