Top 15 mẫu Tóm tắt văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
Với những bản tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của văn bản "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" dưới đây sẽ giúp các em hiểu thêm về Đồng Tháp Mười.
Tóm tắt Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 1
Nhà văn Văn Công Hùng đã ghi lại đầy chân thực về chuyến đi đến vùng đất Long An của mình trong bài du kí "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi". Ở bài du kí này, tác giả đã tập trung truyền đạt những đặc trưng của Đồng Tháp Mười giúp người đọc dễ dàng hình dung về vùng đất này. Đó là sự quan trọng của lũ đối với môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người, hình ảnh Tràm Chim và những món ăn đặc sản nổi tiếng. Ngoài ra, tác giả cũng dành nhiều tình cảm để miêu tả loài sen trong vùng Tháp Mười và giới thiệu khái quát về khu di tích Gò Tháp. Cuối bài, tác giả trực tiếp chia sẻ suy nghĩ, tình cảm và cảm xúc về cuộc sống và con người trong vùng này.
Tóm tắt tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 2
Tác giả đã có dịp được người bạn của mình là nhà văn Hữu Nhân dẫn di tham quan Đồng Tháp Mười và khám phá những vẻ đẹp nổi bật ở nơi đây. Đầu tiên là giá trị của lũ với lao động và cuộc sống sinh hoạt của những người dân vùng lũ. Vẻ đẹp của vườn quốc gia Tràm Chim. Các món ăn đặc sản mang “quốc hồn quốc túy” của Đồng Tháp Mười là cá linh kho ngót và bông điên điển xào tôm. Được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sen Đồng Tháp, chiêm ngưỡng những đặc sắc nổi bật của khu di tích Gò Tháp. Cuối cùng là những cảm nhận về thành phố Cao Lãnh, thành phố trẻ trung, hiện đại và gu kiến trúc đặc biệt.
Tóm tắt văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 3
Tác giả ngắm nhìn vùng đất Đồng Tháp Mười và vô cùng hào hứng, thích thú. Đó là vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười mùa nước lũ với những kênh rạch chằng chịt, chim bay thẳng cánh thơ mộng. Đó cũng là những món ăn đặc sản của Đồng Tháp Mười như: cá linh, bông điên điển. Hay còn là bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm. Và Đồng Tháp Mười còn nổi bật với khu di tích Gò Tháp. Cuối cùng, tác giả đến thành phố Cao Lãnh: ông yêu mến, trân trọng những người dân vui vẻ, hiền lành, năng động và nhận ra đây là một thành phố vừa trẻ trung, vừa hiện đại và rất có gu kiến trúc.
Tóm tắt tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 4
Tác giả đã có một cuộc hành trình thú vị đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Văn bản "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" đã kể lại hành trình đó. Thông qua văn bản tác giả đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn vể cảnh quan, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả nhân văn tại Đồng Tháp Mười. Điều ấn tượng nhất với tác giả ở vùng đất này chính là những trận lũ. rận lũ chính là nguồn sống của những người dân sinh sống trong miền sông nước này. Các con kênh và rạch nối nhau tạo nên một mảnh đồng bằng rộng lớn, kết nối những cù lao, giồng... Tác giả được nhà văn Hữu Nhân đưa đi sâu vào trái tim Đồng Tháp Mười. Nơi đây có những tên địa danh và miền đất rất đơn giản. Bên cạnh việc thưởng thức hai món đặc sản của vùng, là cá linh và bông điên điển, tác giả còn được ngắm nhìn những đầm sen thơm ngát ở Tháp Mười. Từ thành phố Cao Lãnh, tác giả đã đến thăm khu di tích Gò Tháp. Đó là một khu gò rộng lớn và cao ráo, với nền gạch cổ và tòa tháp đã được công nhận là di tích quốc gia, gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Người dân Đồng Tháp Mười thân thiện, hiền lành, năng động và tiến bộ.
Tóm tắt văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 5
Văn bản "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" đã ghi lại những trải nghiệm của tác giả Văn Công Hùng sau chuyến đi đến Đồng Tháp Mười. Văn bản là những ghi chép về suy nghĩ, tình cảm và quan điểm của tác giả về con người, phong cảnh, ẩm thực, di tích đặc trưng và cộng đồng nơi đây với sự chân thành, mộc mạc và giản dị nhất. Văn Công Hùng cũng đã truyền tải những tình cảm yêu mến và trân trọng của mình dành cho vùng đất Đồng Tháp Mười thông qua văn bản này.
Tóm tắt Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 6
Tác phẩm đã tái hiện thiên nhiên Đồng Tháp Mười vào mùa lũ một cách chân thực, sinh động hấp dẫn với những sự vật gần gũi thân thuộc nhất. Nội dung tác phẩm mở ra trước mắt người đọc một Đồng Tháp Mười với những đặc điểm riêng biệt, cho người đọc cái nhìn chân thực về nơi đây. Từ đó thể hiện tình cảm chân thành yêu mến của tác giả được bộc lộ một cách tự nhiên
Tóm tắt văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 7
Văn bản miêu tả nước lũ và con đường ở Đồng Tháp Mười. Đồ ăn và loài hoa đặc trưng của Đồng Tháp Mười. Đặc biệt tác giả tập trung miêu tả các di tích và tính cách con người ở Đồng Tháp Mười.
Tóm tắt tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 8
Với giọng văn nhẹ nhàng, lôi cuốn, kết hợp giữa tự sự và miêu tả, ngôi kể tự nhiên, chân thật, gần gũi. tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.
Tóm tắt văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 9
Bài du kí "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" kể về chuyến đi tới Đồng Tháp Mười của nhà văn Văn Công Hùng. Ông đã đem đến cho độc giả góc nhìn thú vị và chân thực về những điểm độc đáo của Đồng Tháp Mười bao gồm: vai trò của lũ đối với tự nhiên và con người, Tràm Chim, ẩm thực, hoa sen, khu di tích Gò Tháp. Kết thúc bài kí, ông giãi bày tâm tư, tình cảm của bản thân đối với cuộc sống, con người vùng Đồng Tháp.
Tóm tắt Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 10
Bài du kí "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" đã ghi lại chân thực chuyến đi tới vùng Đồng Tháp của tác giả Nguyễn Công Hùng. Trong bài du kí, ông cho cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của lũ đối với đời sống sinh hoạt của người dân miền Tây. Tiếp đến là hình ảnh của Vườn Quốc gia Tràm Chim cùng những đặc sản nổi tiếng ở nơi này. Bên cạnh đó, tác giả còn mô tả lại vẻ đẹp của những bông sen Đồng Tháp Mười và nét cổ kính của những khu di tích. Cuối cùng, ông nêu lên cảm nhận của bản thân mình khi chứng kiến vẻ sôi động, nhộn nhịp của đô thị Cao Lãnh.
Tóm tắt Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 11
Trong bài du kí "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi", độc giả có cơ hội theo chân tác giả Văn Công Hùng khám phá những nét tiêu biểu của vùng đất Long An. Trước hết đó là vai trò của lũ đối với đời sống người dân miền Tây. Tiếp đến là hình ảnh những đàn chim đông đúc, sải cánh trên những cánh đồng bát ngát tạo nên Tràm Chim. Không dừng lại ở đó, nhà văn còn giới thiệu với bạn đọc về món ăn đặc sản của Đồng Tháp mười là món bông điên điển xào tôm và cá linh kho ngót. Những bông sen tươi tắn, nở rộ vùng Tháp Mười và nét cổ kính của khu di tích Gò Tháp cũng được tác giả miêu tả đầy chân thực. Kết thúc bài viết, ông nêu lên cảm nhận của bản thân trước con người, cuộc sống nơi đây.
Tóm tắt văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 12
Bài du kí "Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" là bài viết ghi lại chân thực về chuyến đi của nhà văn Văn Công Hùng tới vùng đất Long An. Trong bài du kí này, ông tập trung cung cấp cho người đọc những nét nổi bật của Đồng Tháp Mười. Đó là tầm quan trọng của lũ đối với môi trường tự nhiên và cuộc sống sinh hoạt con người, là hình ảnh Tràm Chim hay còn là món ăn đặc sản. Ngoài ra, ông còn dành nhiều tình cảm cho loài sen vùng Tháp Mười cũng như giới thiệu khái quát về khu di tích Gò Tháp. Cuối bài, ông trực tiếp bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc về cuộc sống, con người nơi đây.
Tóm tắt Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 13
Bài kí đã nêu lên những vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười. Nhắc đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ – nguồn sống của cư dân miền này. Thứ hai là tràm chim, sự kết hợp giữa rừng chàm và chim thì dày đặc như vườn. Thứ ba là đặc sản của vùng món bông điên điển xào tôm và cá linh kho ngót. Thứ tư là bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, sen vươn lên giữa nắng đầy kiêu hãnh và tự tin khoe sắc. Thứ năm là khu di tích Gò Tháp – di tích quốc gia. Cuối cùng là người dân hiền lành, năng động và khu đô thị Cao Lãnh hiện đại trẻ trung.
Tóm tắt văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Mẫu 14
Qua văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây. Nói đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ. Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước. Kênh rạch chằng chịt nối những cù lao, những giồng, … thành đồng bằng rộng lớn. Tác giả được nhà văn Hữu Nhân chạy xe chở vào tận lõi vùng Đồng Tháp Mười. Nơi có những tên đất, tên miền được gọi rất giản dị. Bên cạnh được thưởng thức hai món ăn đặc sản nơi đây là cá linh và bông điên điển, tác giả còn được dịp ngắm những đầm sen Tháp Mười bạt ngàn. Từ thành phố Cao Lãnh, tác giả đến khu di tích Gò Tháp. Đây là khu gò rộng và cao, với nền gạch cổ và tòa tháp được công nhận là di tích quốc gia gắn liền hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Người dân vùng Đồng Tháp Mười vui vẻ, hiền lành, năng động, hiện đại.
Tóm tắt Đồng Tháp Mười mùa nước nổi - Mẫu 15
Tác phẩm là thành quả ghi chép những thu hoạch của Văn Công Hùng sau chuyến thăm tới Đồng Tháp Mười. Nhà văn đã ghi lại những suy nghĩ, tình cảm và cách nhìn nhận của mình về con người, cảnh quan, đồ ăn, di tích đặc trưng và con người nơi đây với những sự mộc mạc, giản dị chân thành nhất. Đồng thời gửi gắm vào đó cả tình cảm yêu mến trân trọng của mình.
-/-
Hy vọng với những mẫu "Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi" mà Đọc tài liệu tổng hợp, gửi tới các em trên đây cùng trọn bộ văn mẫu lớp 6 sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 6!