Dàn ý chi tiết Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ
I. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ, tác giả và nêu cảm nhận chung.
II. Thân bài
- Cảm nghĩ về hình ảnh của người mẹ (gắn liền với bếp lửa và gắn liền với sự vật bình thường).
+ Hoàn cảnh về thăm mẹ, và nỗi buồn khi về thăm mẹ nhưng mẹ không có nhà.
→ Nhà thơ đã khéo léo tạo ra sự đồng điệu giữa cảnh vật thiên nhiên với tâm trạng của con người. Cái lặng lẽ, quạnh vắng của chiều đông, cái ảm đạm, hiu hắt của mái tranh quê thiếu mùi khói bếp đồng điệu với nỗi niêm thơ thẩn, trống vắng, mênh mang trong tâm hồn nhà thơ.
+ Về thăm mẹ nhưng mẹ không có nhà. Người con thơ thẩn ngắm nhìn ngôi nhà của mẹ và nhận ra những sự vật hết sức giản dị, gần gũi thân thương đó là:
- chum tương đã đậy
- áo tơi lủn củn
- nón mê ngồi dầm mưa
- đàn gà mới nở
- và cái nơm hỏng vành
→ Các hình ảnh thơ đã làm nổi bật bức tranh ngôi nhà của mẹ với nhiều màu sắc thân thuộc với làng quê với ruộng vườn.
- Cảm nghĩ về tình yêu thương của con dành cho mẹ.
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát mang đậm âm hưởng ca dao dân ca Việt Nam → thể hiện được những tình cảm gia đình giản dị mà sâu lắng, đầy ý nghĩa
+ Gieo vần: bài thơ được gieo vần lưng và vần chân
+ Nhịp thơ: cách ngắn nghịp linh hoạt, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả
III. Kết bài
Khẳng định giá trị bài thơ.
Tham khảo thêm: Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ
Văn mẫu Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ
Với dàn ý chi tiết, các em đã có thể viết bài văn nêu cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ Về thăm mẹ với đầy đủ những ý chính, cần có trong bài. Trong nội dung phần này, Đọc tài liệu sẽ cùng các em bổ sung thêm vốn từ với tuyển chọn những bài văn mẫu cảm nghĩ về tác phẩm Về thăm mẹ.
Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 1
Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương là dòng cảm xúc của người con khi về thăm mẹ. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc cảm nhận được về tình mẫu tử.
Vào một chiều mùa đông nọ, người con trở về thăm mẹ sau nhiều ngày xa cách. Căn bếp chưa lên khói, lúc này mẹ không có nhà. Một mình ngồi ngoài hiên nhà, trời bỗng nhiên đổ cơn mưa khiến cho nỗi nhớ thêm bủa vây:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Trong căn nhà, bất cứ sự vật nào cũng đều có hình bóng của mẹ:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Chum tương đã được mẹ đậy cẩn thận. Chiếc nón, cái áo mà mẹ vẫn thường đội, thường mặc khi đi làm. Cả đàn gà mới nở, trái na trên cành đều do một tay mẹ chăm sóc chu đáo.
Đọc đến hai câu thơ cuối cùng, chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm của người con dành cho mẹ. Người con thương mẹ một đời vất vả, nhọc nhằn và lúc nào cũng hy sinh cho con cái:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con. Một tình cảm chân thành xuất phát từ những điều thật giản dị.
Với “Về thăm mẹ”, Đinh Nam Khương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm chân thành, thắm thiết. Đây là một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ.
Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Về thăm mẹ để hiểu hơn về tác phẩm, về tình mẫu tử. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em viết tốt bài văn cảm nhận của mình.
Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 2
Bài thơ "Về thăm mẹ" của nhà thơ Đinh Nam Khương đã để lại trong em những xao xuyến, xúc động về tình mẫu tử. Tác phẩm là lời bộc bạch của người con khi về thăm mẹ.
Nhân vật trữ tình trở lại quê hương vào một chiều đông, có mưa rơi:
"Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi".
Điều đầu tiên người con nhìn thấy là hình ảnh bếp lửa. Chúng ta đều biết rằng bếp lửa là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Hình ảnh này gợi lên sự tảo tần, đảm đang của người mẹ. Con về thăm mẹ mà "Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà" khiến lòng con buồn man mác. Không chỉ có hình ảnh khói bếp, những hình ảnh gần gũi, quen thuộc khác cũng khiến người con bồi hồi, xao xuyến:
"Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con."
Các sự vật gắn với tuổi thơ: chum tương đã được đậy, áo tơi ngắn lủn củn, nón mê dầm dưới mưa, đàn gà mới nở, cái nơm bị hỏng vành, trái na vào cuối vụ chan chứa bao kỉ niệm với con. Những sự vật quen thuộc của tuổi thơ đã thể hiện sự vất vả của mẹ. Đặc biệt là hình ảnh trái na cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ hái, mẹ để phần con trở về ăn. Hình ảnh ấy thể hiện sự đợi chờ của mẹ với nhân vật trữ tình. Hai câu thơ cuối bài, người con đã bộc lộ tâm trạng, tình cảm dành cho mẹ:
"Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày"
Sự xúc động, nghẹn ngào đã thể hiện sự yêu thương, trân trọng của người con đối với mẹ. Qua những chuyện "giản đơn thường ngày", nhân vật trữ tình cảm thấy "thương mẹ nhiều hơn". Nhà thơ đã khéo léo sử dụng thể thơ lục bát và cách gieo vần chân khiến bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.
Bài thơ "Về thăm mẹ" đem đến cho người đọc những rung động sâu sắc về tình mẫu tử; qua tác phẩm, em càng thêm thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn và tình yêu thương vô hạn của mẹ.
Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 3
Một trong những tác phẩm hay khi viết về tình mẫu tử - đó là “Về thăm mẹ” của nhà thơ Đinh Nam Khương. Khi đọc bài thơ, người đọc đã có những cảm nhận sâu sắc.
Trong hoàn cảnh đã xa quê lâu, nay được trở về thăm mẹ của mình. Điều đầu tiên con người con nhìn thấy khi trở về nhà là hình ảnh khói bếp. Hình ảnh này đã cho thấy sự tần tảo của người mẹ:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục cho người đọc thấy được tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho người mẹ:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Một loại những hình ảnh quen thuộc được gợi ra. Những điều thật giản dị, gần gũi. Nhưng chất chứa trong đó là cả một sự hy sinh, yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.
Cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng dành cho người mẹ của mình:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Đọc đến câu thơ này, người đọc đã thấu hiểu được tình yêu mà con dành cho mẹ. Nó không quá to lớn, mà chỉ xuất phát từ những điều vô cùng giản dị, nhỏ bé.
Như vậy bài thơ “Về thăm mẹ” đã đem đến cho người đọc những cảm nhận thật chân thực, gần gũi về tình mẫu tử thiêng liêng.
Tham khảo thêm: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản Về thăm mẹ
Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 4
Bài "Về thăm mẹ" của nhà thơ Đinh Nam Khương gợi lên trong em những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử. Sau bao năm xa quê, người con có dịp trở về nhà thăm mẹ. Mặc dù mẹ không có nhà nhưng hình ảnh mẹ luôn hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh.
Nhân vật trữ tình về thăm mẹ vào một chiều cuối đông có mưa rơi:
"Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi".
Nhân vật trữ tình về thăm quê mà mẹ lại không có nhà "bếp chưa lên khói". Hình ảnh bếp lửa gắn liền với sự tần tảo của người mẹ, bếp lửa là nơi nấu những bữa cơm gia đình. Những hình ảnh quen thuộc tại quê nhà xuất hiện khiến người con bồi hồi, xao xuyến:
"Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con."
Các sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",... thật quen thuộc khi chúng ta có thể bắt gặp ở bất kì làng quê nào, nhưng với nhà thơ, những sự vật đó gắn liền tình yêu và sự hi sinh của mẹ. Tuổi thơ bên mẹ là một niềm hạnh phúc. Mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn, rồi đến khi con xa nhà, mẹ luôn ngóng chờ con trở về. Trái na chín nhưng mẹ không hái mà để phần con, mẹ luôn dành cho con điều tốt đẹp nhất. Tình cảm kính trọng, mến thương mẹ của người con đã vỡ òa ở hai câu thơ cuối bài:
"Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày".
Từ những sự vật gần gũi, những chuyện "giản đơn thường ngày", nhân vật trữ tình càng nghẹn ngào "thương mẹ nhiều hơn". Bằng giọng thơ sâu lắng, thể thơ lục bát, cách gieo vần chân và nhịp thơ linh hoạt, bài thơ đã làm nổi bật tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc.
Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng những ý nghĩa, tình cảm sâu sắc về tình mẫu tử. Qua đó, cũng bộc lộ tài năng, sự quan sát tinh tế của tác giả. Bài thơ đem đến cho chúng ta những rung động sâu sắc về tình cảm gia đình cao đẹp.
Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 5
Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.
Những câu thơ mở đầu, người con đã bộc lộ tâm trạng cảm xúc khi về thăm mẹ vào một chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi. Khung cảnh thời tiết càng làm cho nỗi nhớ trở nên sâu nặng hơn. Người con nhìn thấy khi trở về nhà nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là khói bếp. Hình ảnh gắn bó với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của những người mẹ, người bà. Chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh này trong bài thơ “Bếp lửa”. Hình ảnh “bếp lửa” gợi nhắc người cháu nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà. Đồng thời còn thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, đất nước:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
Nhà thơ đã tái hiện những hình ảnh vô cùng quen thuộc có thể bắt gặp ở mỗi làng quê xưa:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Chúng ta có thể thấy rằng mọi thứ trong nhà đều có đôi bàn tay của người mẹ: chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na. Người mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình.
Khi đọc đến hai câu thơ cuối cùng, người đọc sẽ cảm nhận được tình yêu thương của người con dành cho mẹ:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Càng thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ bao nhiêu, người con càng nghẹn ngào thương mẹ bấy nhiêu. Nhìn cảnh vật, người con cảm thấy xúc động đến bật khóc.
Bằng giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng. Từ đó, mỗi người đọc thêm yêu hơn, trân trọng hơn những người mẹ của mình.
Tham khảo thêm: Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản Về thăm mẹ
Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 6
Tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống có lẽ chính là tình mẫu tử. Viết về đề tài này, bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Bài thơ chính là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Nhân vật trữ tình trở về quê thăm người mẹ trong hoàn cảnh một chiều đông, lại có mưa rơi. Điều đó khiến cho nỗi nhớ càng mẹ càng trở nên da diết, cồn cào:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Hình ảnh bếp lửa cũng đã rất quen thuộc trong thơ ca. Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Tác giả đã nhớ về mẹ khi nhìn thấy hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ vậy, những sự vật trong căn nhà nhỏ cũng khiến cho nhân vật trữ tình nhớ đến mẹ:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Những sự vật bình dị, nhưng đã thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.
Để rồi, lòng con bồi hồi cứ mãi “thơ thẩn vào ra” mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Quả là tình cảm mẫu tử sâu sắc. Người con cảm thấy nghẹn ngào, thương xót cho sự vất vả của mẹ.
Bài thơ “Về thăm mẹ” đã giúp người đọc thấy được tình yêu thương của người con dành cho mẹ của mình.
Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 7
Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.
Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.
Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.
Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.
-/-
Hy vọng với những bài văn mẫu "Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ" mà Đọc tài liệu tổng hợp giúp các em hiểu hơn về tình cảm mà mẹ dành cho mình. Cùng với trọn bộ văn mẫu lớp 6 là những tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 6!