Soạn Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng

Xuất bản: 22/01/2024 - Cập nhật: 25/01/2024 - Tác giả:

Soạn Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 5 sgk Khoa học tự nhiên 8 KNTT

Chuẩn bị trước nội dung bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. Cùng Đọc tài liệu trả lời các câu hỏi trong nội dung Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học.

Soạn Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 5

Câu hỏi mở đầu trang 24: Khi các phản ứng hoá học xảy ra, lượng các chất tham gia phản ứng giảm dần, lượng các chất sản phẩm tăng dần vậy tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng có thay đổi không?

Lời giải chi tiết:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

Câu hỏi 1 trang 24: So sánh tổng khối lượng của các chất trước phản ứng với tổng khối lượng các chất sau phản ứng.

Lời giải chi tiết:

Ta đổ cốc 1 vào cốc 2 sinh ra phản ứng

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

mBaCl2 + mNa2SO4 = mBaSO4 + mNaCl

Vậy tổng khối lượng các chất sản phẩm sau phản ứng bằng với tổng khối lượng chất sản phẩm

Câu hỏi 1 trang 25: Giải thích tại sao khối lượng cacbon dyoxid bằng tổng khối lượng carbon oxygen.

Lời giải chi tiết:

Khối lượng carbon dioxide bằng tổng khối lượng carbon và oxygen vì trong các phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử C và O thay đổi, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tổ hoá học vẫn giữ nguyên nên tổng khối lượng của các chất tham gìa phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm.

Câu hỏi 2 trang 25: 

1. Sau khi đốt cháy than tổ ong (thành phần chính là carbon) thì thu được xỉ than. Xỉ than nặng hơn hay nhẹ hơn than tổ ong? Giải thích.

2. Vôi sống (calcium oxide) phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như sau:

Calcium oxide + Carbon dioxide → Calcium carbonate

Calcium oxide + Nước → Calcium hydroxide

Khi làm thí nghiệm, một học sinh quên đậy nắp lọ đựng vôi sống (thành phần chính là CaO), sau một thời gian thì khối lượng của lọ sẽ thay đổi như thế nào?

Lời giải chi tiết: 

1. Xỉ than nhẹ hơn than tổ ong. Vì Carbon đã tác dụng với oxygen trong không khí tạo thành khí carbon dioxide. Lượng khí sinh ra đã làm giảm lượng C trong than làm khối lượng xỉ than nhẹ hơn khối lượng viên than ban đầu.

Carbon + oxygen → Carbon dioxide

2. Vôi sống (calcium oxide) phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như sau:

Calcium oxide + Carbon dioxide → Calcium carbonate

Calcium oxide + Nước → Calcium hydroxide

Khi làm thí nghiệm, một học sinh quên đậy nắp lọ đựng vôi sống (thành phần chính là CaO), sau một thời gian thì khối lượng của lọ sẽ tăng lên.

Câu hỏi trang 26: Lập phương trình hoá học

a, Fe + O2 → Fe3O4

b, Al + HCl → AlCl3 + H2

c, Al2(SO4)3 + NaOH → Al(OH)3 + Na2SO4

d, CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Lời giải chi tiết: 

a, 6Fe + 4O2 → 2Fe3O4

b, 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

c, Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

d, CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Câu hỏi 1 trang 27: Sơ đồ của phản ứng hoá học khác với phương trình hoá học ở điểm nào?

Nêu ý nghĩa của phương trình hoá học.

Lời giải chi tiết: 

Sơ đồ của phản ứng hoá học khác với phương trình hoá học là trong PTHH cho biết trong phản ứng hoá học, lượng các chất tham gia và lượng các chất sản phẩm tuân theo một tỉ lệ xác định.

Ý nghĩa của phương trình hoá học: cho biết tỉ lệ (số mol,số phân tử,...) các chất trong phản ứng.

Câu hỏi 2 trang 27: Lập phương trình hoá học và xác định tỉ lệ số phân tử của các chất trong sơ đồ phản ứng hoá học sau:

Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH

Lời giải chi tiết: Áp dụng các bước lập phương trình hoá học, cân bằng phương trình.

PTHH: Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NaOH

Tỉ lệ số phân tử chất trong phản ứng là:

Số phân tử Na2CO3 : số phân tử Ba(OH)2 : số phân tử BaCO3 : số phân tử NaOH = 1 : 1 : 1 : 2

Câu hỏi 3 trang 27: Giả thiết trong không khí sắt tác dụng với oxygen tạo thành gỉ sắt (Fe2O3). Từ 5,6 gam sắt có thể tạo ra tối đa bao nhiêu gam gỉ sắt.

Lời giải chi tiết: 

Phương trình:

4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

Ta có tỉ lệ:

Số mol Fe : số mol O2 : số mol Fe2O3 = 4 : 3 : 2

Từ tỉ lệ số mol ta xác định được tỉ lệ khối lượng các chất:

Khối lượng Fe : khối lượng O2 : khối lượng Fe2O3 = (56 x 4) : (32 x 3) : (160 x 2) = 7 : 3 : 10

Vậy cứ 7 gam Fe phản ứng hết với 3 gam O2 tạo ra 10 gam Fe2O3

Do đó, từ 5,6 gam Fe có thể tạo ra tối đa (5,6 x 10) : 7 = 8 gam gỉ sắt

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời chi tiết giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các nội dung phần Hóa học, Sinh họcVật Lý thuộc chương trinh KHTN 8 nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM