Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 lớp 8 tập 2 CTST

Xuất bản: 10/10/2023 - Cập nhật: 13/10/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài Thực hành tiếng Việt trang 12 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đọc Tài Liệu cung cấp nội dung hướng dẫn chi tiết soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12, tham khảo cách trả lời các câu hỏi đọc hiểu nội dung bài học Thực hành tiếng Việt trang 12 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 Ngữ văn 8 tập 2 CTST

Trả lời các câu hỏi bài tập trang 12 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Lòng yêu nước của nhân dân ta)

b. Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã súng lại trời thu tháng Tám,

(Tố Hữu, Ta đi Lớn)

Trả lời:

a.

- Biện pháp tu từ đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước”. -> Lòng yêu nước mãnh liệt và cao cả của nhân dân ta

- Cơ sở xác định: có sự thay đổi vị trí của từ “nồng nàn” trong cụm từ “lòng nồng nàn yêu nước” (cách nói thông thường là “lòng yêu nước nồng nàn”).

=> Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, yêu nước, bảo vệ nước của dân tộc Việt Nam.

b.

- Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

- Cơ sở xác định: có sự thay đổi vị trí thành phần câu: vị ngữ (đã tan tác, đã sáng lại) đứng trước chủ ngữ (những bóng thù hắc ám, trời thu tháng Tám).

=> Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng, thể hiện cảm hứng tự hào của tác giả về những chiến thắng oanh liệt cùng những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

Câu 2: Đọc lại bài thơ Nam quốc sơn hà và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định câu hỏi tu từ có trong bài thơ này.

b. Nhận xét hiệu quả của câu hỏi tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.

Trả lời:

a. Câu hỏi tu từ trong bài thơ: "Cớ sao kẻ thù lại dám đến xâm phạm?"

b. Hiệu quả của biện pháp từ từ ấy trong việc thể hiện nội dung bài thơ là khẳng định hành động ngang tàng, bạo ngược của giặc ngoại xâm đã xâm phạm độc lập chủ quyền của nước Nam là việc làm trái với ý trời và lòng dân.

Câu 3: Câu hỏi dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô giỏi làng Vòng giành cắm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?

(Vũ Bằng, Cốm Vòng)

Trả lời:

- Câu hỏi "Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô giỏi làng Vòng giành cắm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?" là câu hỏi tu từ.

- Cơ sở xác định: Câu hỏi không cần đáp án trả lời mà nội dung câu trả lời đã có sẵn trong câu hỏi. Câu hỏi này không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà để bộc lộ tình cảm thiết tha của người viết dành cho cốm làng Vòng.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Trả lời:

Mẫu 1:

Những dòng thơ cuối cùng trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan khiến người đọc trải qua một cảm xúc buồn sâu thẳm. Trên hành trình kéo dài từ Thăng Long đến xứ Huế, sau bao gian khó và mệt mỏi, khi đứng trước chốn Đèo Ngang, nữ sĩ đối diện với vẻ bao la và vĩnh cửu của tự nhiên: "trời, non, nước".
Trời xa, non cao, nước sâu thẳm - Dừng chân lại để một lần nữa ngắm nhìn toàn cảnh xung quanh. Dừng chân lại để tìm kiếm tri âm tri kỷ. Tuy nhiên, Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được cái bao la và vĩnh cửu của "trời, non, nước". Và bây giờ, giữa đất và trời, tại đèo Ngang này, chỉ còn lại "Một mảnh tình riêng, ta với ta". "Một mảnh tình riêng" ấy có thể là nỗi buồn của những người xa xứ, là sự thống khổ do đất nước chia cắt những ngày xưa, hoặc là nỗi lo âu về tình hình đất nước hiện tại. Nó cũng có thể là bức tranh buồn về cuộc sống nghèo khó và đìu hiu của chốn đèo Ngang này.
Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa, buồn tủi. “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tâm tình cô đơn có ai chia sẻ, có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?

- Câu hỏi tu từ: Một tâm tình cô đơn có ai chia sẻ, có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?

- Tác dụng: Giúp gợi mở, khiến cho đoạn văn hấp dẫn và sinh động hơn.

Mẫu 2:

Bạn biết không? Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam, bà đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc. Bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật rất chặt chẽ về vần, luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ trong bài thơ. Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ, chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau um tùm, rậm rạp. Sự sống của con người có xuất hiện nhưng quá thưa thớt, ít ỏi "tiều vài chú", "chợ mấy nhà" làm cho cảnh vật hoang sơ, vắng lặng hơn. Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc, chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn, cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm. Qua bài thơ đã cho tôi cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả.

- Câu hỏi tu từ: Bạn biết không?

- Tác dụng: Giúp gợi mở, khiến cho đoạn văn hấp dẫn và sinh động hơn.

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi đọc hiểu cuối bài các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ... một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.

Xem thêm bài soạn liên quan:

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM