Tài liệu hướng dẫn nội dung chi tiết soạn bài Đọc trang 114, tham khảo cách trả lời các câu hỏi bài tập Đọc trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.
Soạn bài Đọc trang 114 Ngữ văn 8 tập 2 CTST
Trả lời các câu hỏi luyện tập củng cố trang 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Nối nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B (làm vào vở)
A | B |
1. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường | a. là một bộ phận của văn học trào phúng, trong đó các tác giả tạo ra tiếng cười và sử dụng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân. |
2. Thơ tứ tuyệt luật Đường | b. thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó. |
3. Truyện lịch sử | c. là thể thơ mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ, có quy luật chặt chẽ về vần, niêm, luật. |
4. Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim | d. là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân...) làm nội dung chính. |
5. Thơ trào phúng | đ. là thể thơ mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ, có quy luật chặt chẽ về vần, niêm, luật. |
Trả lời:
1 – đ
2 – c
3 – d
4 – b
5 – a
Câu 2: Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số đặc điểm của văn bản truyện (làm vào vở)
STT | Thuật ngữ | Khái niệm/ Đặc điểm |
1 | Cốt truyện đơn tuyến | |
2 | Cốt truyện đa tuyến | |
3 | Nhân vật chính | |
4 | Chi tiết tiêu biểu |
Trả lời:
STT | Thuật ngữ | Khái niệm/ Đặc điểm |
1 | Cốt truyện đơn tuyến | Là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính, tạo thành một tuyến truyện duy nhất. |
2 | Cốt truyện đa tuyến | Là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau. |
3 | Nhân vật chính | Là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ tư tưởng, chủ đề của truyện. |
4 | Chi tiết tiêu biểu | Là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ, gây chú ý hoặc sự thích thú, đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.. |
Câu 3
: Nêu một số đặc điểm của truyện lịch sử.Trả lời:
Một số đặc điểm của truyện lịch sử:
- Truyện lịch sử là truyện lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính.
- Bối cảnh: Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ
- Cốt truyện trong truyện lịch sử: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội, của một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia
- Nhân vật Trong truyện lịch sử nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia.
- Ngôn ngữ: Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử.
Câu 4: Giữa truyện cười và thơ trào phúng có điểm gì tương đồng và khác biệt? Em hãy trả lời dựa vào bảng sau:
Truyện cười | Thơ trào phúng | |
Nét tương đồng | ||
Đặc điểm riêng |
Trả lời:
Truyện cười | Thơ trào phúng | |
Nét tương đồng | Đều mang lại tiếng cười hài hước và vui vẻ cho người đọc. | |
Đặc điểm riêng | Câu chuyện dân gian kể về các câu truyện hài của cuộc sống hay câu chuyện kể ra để ví về điều gì đó. | Những câu chuyện châm biếm, khinh thường và sử dụng ngôn từ cười nhân vật, câu chuyện muốn nhắm tới. Từ đó đưa ra thông và bài học cho người đọc. |
Trên đây là nội dung chi tiết soạn bài Đọc trang 114 Ngữ văn 8 tập 2 CTST. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi bài tập luyện tập các em sẽ nắm vững hơn kiến thức mà bài ôn tập muốn truyền tải và ghi nhớ chúng lâu hơn.