Soạn bài Viết trang 116 Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 23/10/2023 - Tác giả:

Soạn bài Viết trang 116 Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo với nội dung chi tiết hướng dẫn trả lời các câu hỏi ôn tập củng cố kiến thức học kì 2 phần Viết.

Tài liệu hướng dẫn nội dung chi tiết soạn bài Viết trang 116, tham khảo cách trả lời các câu hỏi bài tập Viết trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Viết trang 116 Ngữ văn 8 tập 2 CTST

Trả lời các câu hỏi luyện tập củng cố phần Viết trang 116 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Điền vào bảng sau thông tin về các kiểu bài viết đã học ở học kì II (làm vào vở):

Kiểu bàiKhái niệmĐặc điểmBố cục
Bài văn phân tích một tác phẩm văn học
Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách
Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

Trả lời:

Kiểu bàiKhái niệmĐặc điểmBố cục
Bài văn phân tích một tác phẩm văn họcBài văn phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng, để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩmThể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là về nhân vật, chi tiết, ngôn từ, đề tài, chủ đề

- Mở bài: giới thiệu nhân vật cần bàn luận và thể hiện ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật.

- Thân bài: giới thiệu về tác giả, tác phẩm để giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật cần phân tích. Khẳng định ý kiến về các đặc điểm của nhân vật, đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến; các lí lẽ và bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Kết bài: khẳng định lại ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật, nêu cảm nghĩ của người viết về nhân vật.

Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sáchVăn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách thuộc kiểu vă bản thông tin, được viết nhằm mục đích chia sẻ những cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sáchBài viết truyền tải được đầy đủ thông điệp của tác giả đến độc giả, hình thành và nâng cao tình yêu với sách, khuyến khích được mọi người tìm mua/mượn và đọc sách.

- Phần 1: nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả; nêu cảm nhận hoặc ấn tượng nổi bật về cuốn sách để thu hút người đọc.

- Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến.

- Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/ đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó (giản tiếp hoặc trực tiếp).

Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hộiLà văn bản kể lại một hoạt động có ích cho xã hội mà bản thân đã tham giaNhững trải nghiệm chân thật để kể lại qua chính nhân vật đó

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Chọn một hoạt động xã hội mà em cảm thấy thú vị và có ý nghĩa tích cực đổi với cộng đồng để kể lại, ví dụ:

+ Các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường

+ Các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương

+ Các hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước

- Xác định mục đích viết và người đọc (Họ là ai? Họ mong muốn thu nhận được thông tin gì từ bài viết).

- Thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách:

+ Nhớ lại những hoạt động xã hội mà bản thân đã tham gia hoặc chứng kiến.

+ Xem lại những bức ảnh đã chụp trong lẫn tham gia hoạt động xã hội.

+ Trò chuyện với những người cùng tham gia để nhớ lại những sự việc đã xảy ra.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Bước 3: Viết Tử đản y đã lập, em viết thành bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, em cần lưu ý:

- Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại.

- Sử dụng những từ ngữ liên kết như: đầu tiên, sau đó, thế rồi, cuối cùng, nhằm thể hiện trình tự của các sự việc.

• Kết hợp kể với miêu tả (quang cảnh diễn ra hoạt động; thái độ, hành động của những người tham gia,...) và biểu cảm (bộc lộ cảm xúc của bản thân về hoạt động với những người cùng tham gia) một cách hợp lí trong bài viết.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Câu 2

: Đánh dấu vào ô Đúng, Sai tương ứng với các ý kiến dưới đây.
STTÝ kiếnĐúngSaiLí giải nếu sai
1Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, cần phải tách riêng luận điểm về chủ đề và về các đặc sắc nghệ thuật.
2Với bài phân tích một tác phẩm văn học, cần nêu càng nhiều bằng chứng càng tốt.
3Với bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là phần kể lại nội dung của tác phẩm.
4Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là những lí giải, đánh giá, phân tích về các bằng chứng trong văn bản, giúp làm sáng tỏ luận điểm.
5Khi viết bài văn kể về một hoạt động xã hội, có thể tùy ý sử dụng ngôi kể.
6Đối với bài văn kể về một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, cần kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm sinh động, chân thực.
7Có thể kể về một chuyến đi và một hoạt động mà bản thân không trực tiếp tham gia.
8Khi viết bài giới thiệu về một cuốn sách yêu thích, cần tóm tắt nội dung và nêu các thông tin về cuốn sách.
9Trong bài giới thiệu về một cuốn sách, cần trực tiếp khuyến nghị mọi người đọc sách.

Trả lời:

STTÝ kiếnĐúngSaiLí giải nếu sai
1Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, cần phải tách riêng luận điểm về chủ đề và về các đặc sắc nghệ thuật.XCó thể tách riêng luận điểm về chủ đề và về các đặc sắc nghệ thuật; cũng có thể vừa phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật trong một luận điểm.
2Với bài phân tích một tác phẩm văn học, cần nêu càng nhiều bằng chứng càng tốt.XBằng chứng cần được nêu vừa đủ, chính xác, sao cho làm sáng tỏ được các luận điểm.
3Với bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là phần kể lại nội dung của tác phẩm.XLí lẽ không phải là phần kể lại nội dung tác phẩm mà là phần phân tích, lí giải các bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.
4Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là những lí giải, đánh giá, phân tích về các bằng chứng trong văn bản, giúp làm sáng tỏ luận điểm.X
5Khi viết bài văn kể về một hoạt động xã hội, có thể tùy ý sử dụng ngôi kể.XKhi viết bài văn kể một hoạt động xã hội, cần kể bằng ngôi thứ nhất vì đây là hoạt động do chính bản thân trải nghiệm, để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.
6Đối với bài văn kể về một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, cần kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm sinh động, chân thực.X
7Có thể kể về một chuyến đi và một hoạt động mà bản thân không trực tiếp tham gia.XCần kể về chuyến đi và hoạt động mà bản thân đã trực tiếp tham gia để đảm bảo sự sinh động, chân thực, đáng tin cậy cho bài viết.
8Khi viết bài giới thiệu về một cuốn sách yêu thích, cần tóm tắt nội dung và nêu các thông tin về cuốn sách.X
9Trong bài giới thiệu về một cuốn sách, cần trực tiếp khuyến nghị mọi người đọc sách.XCó thể khuyến nghị mọi người đọc sách bằng cả hình thức trực tiếp lẫn gián tiếp.

Câu 3

: Đối với các kiểu bài viết của học kì II, có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ như thế nào để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn?

Trả lời:

Đối với các kiểu bài viết của học kì II, có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ như hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu… để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.

Trên đây là nội dung chi tiết soạn bài Viết trang 116 Ngữ văn 8 tập 2 CTST. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi bài tập luyện tập các em sẽ nắm vững hơn kiến thức mà bài ôn tập muốn truyền tải và ghi nhớ chúng lâu hơn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM