Kiến thức Lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Xuất bản: 04/05/2020 - Tác giả:

Kiến thức lý thuyết Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh giúp các em ôn tập và nắm vững những kiến thức đã được học.

Kiến thức lý thuyết Lịch sử 12 bài 9

Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh

* Nguồn gốc

- Sự đối lập về mục tiêu và chiến lƣợc giữa 2 cƣờng quốc Liên Xô và Mĩ

- Mâu thuẫn này bắt đầu từ tham vọng và âm mƣu bá chủ thế giới của Mĩ.

- Từ một liên minh chống Phátxit, Liên Xô và Mĩ đã đi đến tình trạng đối đầu

* Phía Mĩ

  • Học thuyết Tờruman (1947)
  • kế hoạch Mácsan (1947)
  • Sự thành lập khối NaTo (1949)

*Phía Liên Xô

  • Thành lập Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (SEV) (1949)
  • Tổ chức hiệp ước Vacsava (1955)

➜ Cục diện 2 phe đƣợc xác lập Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh

Sự đối đầu Đông - Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ 

1. Cuộc chiến tranh xăm lược Đông Dương của thực dân Pháp.

- Từ 1946 nhân dân Đông Dương tiến hành kháng chiến chống Pháp quay lại xâm lược.

- Chiến tranh Đông Dương ngà  càng chịu tác động của 2 phe:

  • Từ 1949 Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu.
  • 1950, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
  • 1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, kết thúc cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, đồng thời cũng phản ánh rõ nét cuộc đấu tranh gay gắt giữa 2 phe.

2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)

-1948, Triều Tiên bị chia cắt làm 2 miền:

+ Từ vĩ tuyến 38 trở ra Bắc là nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Liên Xô bảo trợ).

- Từ vĩ tuyến 38 trở về phía Nam là nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) Mĩ bảo trợ

- 1950 - 1953 Chiến tranh 2 miền.

➜ Là SP của Chiến tranh lạnh và trở thành cuộc đụng đầu trực tiếp giữa 2 phe Xô - Mĩ.

3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975)

- Từ 1954 - 1975 Mĩ đã thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam.

- Việt Nam trở thành trọng điểm của chiến lược toàn cầu của Mĩ.

- Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN khác, VN đã đánh bại các chiến lược của Mĩ, buộc Mĩ kí Hiệp định Pari 1973 rút quân về nước và 1975 giành thắng lợi hoàn toàn.

➜ Chiến tranh Đông Dương trở thành chiến tranh cục bộ lớn nhất, kéo dài nhất, phản ánh mâu thuẫn 2 phe.

Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt.

- Đầu thập kỉ 70, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện

- Biểu hiện:

  • ngày 9/11/1972 Đông Đức - Tâ  Đức đã kí Hiệp định về những cơ sở quan hệ 2 nước.
  • Năm 1972, Liên Xô - Mĩ kí Hiệp ước cắt giảm vũ khi chiến lược.
  • Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu, Mĩ, Canada đã kí Hiệp ước Henxinki - Hiệp ước an ninh và hợp tác châu Âu.
  • Từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô - Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao.
  • Tháng 12/1989, tại cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Liên Xô, Mĩ hai bên đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

➜ Thế giới vẫn chưa có 1 nền hòa bình và an ninh thật sự nhất là ở các nước nghèo nàn, lạc hậu.

Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt

Thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Từ 1989 - 1991 Liên Xô và hệ thống XHCN tan rã ➜ sụp đổ của thế giới 2 cưc. Mĩ là cực duy nhất còn tồn tại

- Các xu thế phát triển hiện nay của thế giới:

  • Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng “đa cực”
  • Các quốc gia đều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
  • Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” bá chủ thế giới, nhưng khó thực hiện.
  • Hòa Bình thế giới được củng cố, tuy nhiên nội chiến, xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nơi.

- Sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính.

Trên đây là những kiến thức trọng tâm sử 12 bài 9 đã được chúng tôi biên soạn với mong muốn giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này. Các em có thể tham khảo thêm những hướng dẫn soạn sử 12 bài 9 để trả lời tốt hơn các câu hỏi và bài tập trang 59 - 65 sách giáo khoa.

Trắc nghiệm sử 12 bài 9

Câu 1. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là

A. chiến tranh lạnh
B. sự hình thành các khối quân sự đối lập
C. xu hướng toàn cầu hóa
D. xu hướng khu vực hóa

Câu 2. Sự kiện nào dưới đâ  được xem là sự kiện khởi đầu của cuộc “ Chiến tranh lạnh”?

A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ
B. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman
C. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Mácsan
D. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven

Câu 3. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới như thế nào?

A. Đơn cực.
B. Đa cực nhiều trung tâm.
C. Một cực nhiều trung tâm
D. Đa cực.

Câu 4. Nguyên nhân chính của sự ra đời liên minh phong thủ Vác-sa-va (14-5-1955)

A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu
B. tăng cường sứac mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa
C. Để đối phó với khối quân sự NATO
D. Để đảm bảo hòa bình và an ninh ở Châu Âu

Câu 5. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va mang tính chất

A. Một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu
B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu
C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu
D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM