Kiến thức lý thuyết Lịch sử 12 bài 10
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
1.Nguồn gốc và đặc điểm
Nguồn gốc
Xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
Đặc điểm
- Đặc điểm lớn nhất là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Khoa học và kỹ thuật có sự liên kết chặt chẽ, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
2. Những thành tựu tiêu biểu
Thành tựu
Khoa học cơ bản:
Có nhiều phát minh lớn trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh…, con người đã ứng dụng cải tiến kỹ thuật, phục vụ sả xuất và cuộc sống .
3/1997, các nhà khoa học đã tạo ra cừu Đôli sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính
6/2000 các nhà khoa học Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Nhật Bản và Trung Quốc công bố “Bản đồ gen người".
Lĩnh vực công nghệ:
- Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot...
- Năng lượng mới: nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió…
- Vật liệu mới: pô-ly-me, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp (siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn)…
- Công nghệ sinh học: có những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền tế bào, vi sinh, enzim… góp phần giải quyết nạn đói, chữa bệnh.
- Nông nghiệp: tạo được cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp: cơ khí hóa, điện khí hóa.. lai tạo giống mới, không sâu bệnh, nhờ đó con người đã khắc phục được nạn đói.
- Giao thông vận tải - Thông tin liên lạc: máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, cáp sợi thủy tinh quang dẫn, … truyền hình trực tiếp, điện thoại di động.
- Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, thám hiểm mặt trăng, du hành vũ trụ…, phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957); con người bay vào vũ trụ (1961); con người đặt chân lên mặt trăng ( 1969).
- Công nghệ thông tin phát triển và bùng nổ mạnh trên toàn cầu, mạng thông tin máy tính toàn cầu(Internet) ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và xã hội.
Tác động
Tích cực
- Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.
- Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo.
- Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và giao thông, các dịch bệnh mới, chế tạo vũ khí hủy diệt đe dọa sự sống trên hành tinh.
Xu hướng toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó
- Khái niệm: Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
- Biểu hiện
+ Sự phát triển nhanh chóng của thƣơng mại quốc tế.
+ Sự phát triển to lớn của các chƣơng trình xuyên quốc gia.
+ Sự sát nhập hợp nhất của công ty thành những tập đoàn khổng lồ
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thƣơng mại, tài chính quốc tế và khu vực.
- Tích cực và hạn chế:
Tích cực
Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
Tiêu cực
Trầm trọng thêm bất công xã hội và đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo
Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
➜ Toàn cầu hóa là xu thế tất yêu không thể đảo ngƣợc, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
Trên đây là những kiến thức trọng tâm sử 12 bài 10 đã được chúng tôi biên soạn với mong muốn giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này. Các em có thể tham khảo thêm những hướng dẫn soạn sử 12 bài 10 để trả lời tốt hơn các câu hỏi và bài tập trang 69 - 70 sách giáo khoa.
Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 10
Câu 1. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. kĩ thuật trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp
B. khoa học trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp
C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học và công nghệ
D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
Câu 2. Xu thế toàn cầu hóa trên thế giới là do hệ quả của
A. sự phát triển của quan hệ thƣơng mại quốc tế.
B. cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
C. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
D. quá trình thống nhất thị trƣờng thế giới.
Câu 3. Nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ
B. Anh
C. Pháp
D. Nhật Bản
Câu 4. Nguồn gốc của cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai thế giới là do
A. những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con ngƣời.
B. đáp ứng nhu cầu chạ đua vũ trang
C. nhu cầu của sản xuất
D. nhu cầu của đời sống con ngƣời.
Câu 5. Nƣớc đi đầu trong chế tạo công cụ sản xuất mới và vật liệu mới sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Anh
B. Pháp
C. Nhật Bản
D. Mĩ