Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2024

Xuất bản: 15/06/2023 - Cập nhật: 14/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2024 - 2025 chi tiết và tuyển tập đề thi vào 10 môn văn Kiên Giang các năm.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Kiên Giang năm học 2024-2025 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2024

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại tỉnh Kiên Giang sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO






 

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2023

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Kiên Giang sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Nghị luận/ Phương thức biểu đạt là nghị luận/ Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.

Câu 2. Theo đoạn [1], trên thế giới chỉ có 2 loại người: một là những người sợ thất bại, còn lại là những người không sợ thất bại. 

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ (khoản lỗ ẩn dụ cho những thất bại).

- Tác dụng:

+ Khiến câu văn giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, giúp người đọc dễ hình dung.

+ Qua đó tác giả cũng nhằm nhấn mạnh dù gặp phải những “khoản lỗ” bạn cũng đừng nản lòng, thoái chí mà hãy không ngừng cố gắng vươn lên đến thành công.

Câu 4:

Học sinh tự trình bày theo quan điểm của mình (đồng ý, không đồng ý, đồng ý một phân) có lý giải cụ thể, hợp lý.

Gợi ý:

- Đồng tình: Việc tổng kết những kinh nghiệm mang đến cho con người hướng đi đúng đắn hơn, tránh được những sai lầm đã từng mắc phải từ đó giúp con người dễ dàng đạt được thành công.

- Không đồng tỉnh: Vì những trải nghiệm, kinh nghiệm của con người là hữu hạn, không phải ai cũng có vốn sống, kinh nghiệm phong phú để rút ra cho mình nhiều bài học. Vì vậy, chỉ cần tổng kết kinh nghiệm của những người đi trước, rút ra bài học cho chính mình là ta cũng có thể vươn đến thành công.

- Đồng tinh không hoàn toàn: Việc tổng kết kinh nghiệm của chính mình và làm lại từ đầu đưa chúng ta tới thành công. Tuy nhiên, chúng ta còn có thể tổng kết kinh nghiệm từ người khác và vận dụng những kinh nghiệm ấy để dẫn tới thành công chứ không cần phải “làm lại từ đầu”.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề: tâm thái cần có khi đối diện với thất bại.

2. Giải thích

+ Tâm thái: Cách chúng ta suy nghĩ về vấn đề đang phải đối mặt trên bình diện tích cực hoặc tiêu cực;

+ Thất bại: Là việc không đạt được những khao khát và bản thân mong muốn có;

=> Cách thức mà mỗi người con người cần phải có khi đối diện với những khó khăn, thất bại.

3. Bàn luận vấn đề

- Thất bại là điều vô cùng bình thường trong cuộc sống.

- Tâm thái cần có khi chúng ta đối diện với thất bại:

+ Bình tĩnh, không nản lòng, không bỏ cuộc.

+ Suy xét những nguyên nhân, yếu tố nào khiến ta thất bại. Từ đó rút ra cho mình những bài học, kinh nghiệm để không bị vấp ngã điều tương tự ở những lần sau.

+ Tin tưởng vào chính mình, tiếp tục bước tiếp con đường bản thân đã chọn.

+....

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Phê phán những người hay nản lòng, thoái chí, có cái nhìn tiêu cực mỗi khi vấp ngã.

- Bài học mà chúng ta có được sau mỗi lần thất bại sẽ làm nguồn động lực vô cùng mạnh mẽ để xây dựng nên những bước đi vững chắc giúp chúng ta đạt được thành công trong tương lai.

Câu 2.

I. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ Đồng chí và tác giả Chính Hữu

- Sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tình đồng chí thắm thiết sâu nặng của những người lính thời kháng chiến chống Pháp đồng thời làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của người lính cụ Hồ.

II. Thân bài

1. Khái quát chung về bài thơ

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí đoạn trích

2. Phân tích vẻ đẹp tình đồng chí

a, Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín

- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương

+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính

+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu

b, Vẻ đẹp của việc đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương

- Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”

- Họ cùng nhau trải qua khó khăn, khắc nghiệt trong chiến đấu

+ Tác giả xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, bao giờ người lính cũng nhìn bạn nói về bạn trước khi nói tới mình.

+ Cách nói thể hiện nét đẹp thương người như thể thương thân, trọng người hơn mình

+ Tình đồng chí, tri kỉ đã giúp họ vượt lên trên buốt giá

- Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay động viên, truyền cho nhau hơi ấm.

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

- Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình

- Họ cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng đội “miệng cười buốt giá”

→ Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ

3. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực gợi tả có sức khái quát cao, nhằm diễn tả cụ thể tình cảm thiêng liêng cao đẹp - tình đồng chí.

- Giọng thơ sâu lắng, xúc động như lời tâm tình tha thiết.

III. Kết bài

- Tình đồng chí được thể hiện chân thực, cao đẹp qua thể thơ tự do, ngôn từ hình ảnh giản dị mà hàm súc

- Đoạn thơ góp phần cùng bài thơ làm nên một áng thơ đẹp về tình đồng chí nói riêng và hình tượng người lính cách mạng nói chung.

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây:

[1] Bạn có biết không? Chỉ có hai loại người trên thế giới này: một là những người sợ thất bại, còn lại là những người không sợ thất bại. Những người thuộc về đầu tin rằng thất bại là một gánh nặng và gây ra áp lực cho con người. Những người thuộc về sau tin rằng thất bại là một yếu tố không thể thiếu, nó sẽ khiến cuộc sống chúng ta càng phong phú, thú vị hơn.

[2] Napoleon từng nói rằng, từ “không thể” chỉ có thể được nhìn thấy trong từ điển của kẻ thua cuộc. Ngay cả khi chúng ta bị chữ “không thể” quật ngã và thất bại, chúng ta cũng không được chìm đắm vào nỗi đau đó. Chỉ bằng cách tổng kết kinh nghiệm và làm lại từ đầu, chúng ta mới có thể tiến đến thành công. Ông cũng từng nổi rằng, trong hầu hết các trường hợp, những điều được coi là thất bại chỉ là những trở ngại tạm thời. Nếu chúng ta có thể nhìn nhận thất bại đó như một bước đệm để tiến tới thành công thì chúng ta mới có thể giong thuyền ra khơi.

[3] Bất luận điều gì xảy ra, cuộc sống vẫn sẽ tiếp tục. Cho dù “khoản lỗ” của bạn là gì, nó đều sẽ trở thành quá khứ và chúng ta vẫn sẽ tiến về phía trước. Thế nên, khi gặp phải “khoản lỗ” trong cuộc sống, bạn đừng vội nản chí, đừng vội khóc lóc, đừng vội bỏ chạy. Hãy nghĩ về nó như một động lực thúc đẩy bản thân, như một công cụ rèn luyện chính mình.

Thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(Trích Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ, Tác giả Cảnh Thiên, dịch giả Đặng Quân, NXB Thế Giới, 2019, Tr.267-270)

Câu 1 (0,75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 

Câu 2 (0,75 điểm): Theo đoạn [1], trên thế giới có mấy loại người? Đó là những loại người nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Thế nên, khi gặp phải “khoản lỗ" trong cuộc sống, bạn đừng vội nản chí, đừng vội khóc lóc, đừng vội bỏ chạy.

Câu 4 (0,5 điểm): Em có đồng tình với quan điểm: Chỉ bằng cách tổng kết kinh nghiệm và làm lại từ đầu, chúng ta mới có thể tiến đến thành công? Vì sao?

 II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tâm thái cần có khi đối diện với thất bại.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 128-129)

Đề thi vào 10 Văn chung chuyên Huỳnh Mẫn Đạt 2023

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

[...]Đúng vậy, có nhiều lúc chúng ta cảm thấy mình bị chìm trong một đống công việc khổng lồ đến mức không biết mình phải bắt đầu từ đâu. Tôi phải bắt đầu với bài tập Đại số hay là bài luận môn Lịch sử phải nộp vào tuần sau? Còn bài kiểm tra môn Địa lý vào thứ Sáu này thì sao nhi? Còn phải chuẩn bị để ứng cử vào Nhóm Nhiếp ảnh trong trường nữa chứ? Vậy những công việc nhà mà mình đã hứa với mẹ thì sao đây? Bản danh sách này cứ thế kéo dài mãi...

[....]Bạn đã bao giờ nghe nói về Quy luật Parkinson chưa?
Theo Quy luật Parkinson, công việc luôn tự mở rộng ra để lấp đầy khoảng thời gian mà chúng ta ấn định cho nó. Vì thế, nếu ta có một công việc cần phải hoàn thành vào ngày mai thì có khả năng ta sẽ hoàn thành nó đúng thời hạn. Ngược lại, nếu thời hạn hoàn thành công việc ấy được kéo dài đến cuối tháng thì rất có khả năng đến cuối tháng này ta mới giải quyết dứt điểm nó. Đôi khi, do được cho quá nhiều thời gian để hoàn thành một công việc nào đó, chúng ta sẽ chần chừ và trì hoãn quá trình thực hiện nó.

(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2023, tr. 47, 49)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: (0,5 điểm) Theo đoạn trích, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ của các môn học nhân vật “tôi” còn có những công việc nào?

Câu 2: (1,0 điểm) Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng phương thức, phương tiện liên kết nào? Vì thế, nếu ta có một công việc cần phải hoàn thành vào ngày mai thì có khả năng ta sẽ hoàn thành nó đúng thời hạn. Ngược lại, nếu thời hạn hoàn thành công việc ấy được kéo dài đến cuối tháng thì rất có khả năng đến cuối tháng này ta mới giải quyết dứt điểm nó.

Câu 3: (1,0 điểm) Hãy cho biết hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng trong những câu văn sau: Tôi phải bắt đầu với bài tập Đại số hay là bài luận môn Lịch sử phải nộp vào tuần sau? Còn bài kiểm tra môn Địa lý vào thứ Sáu này thì sao nhỉ? Còn phải chuẩn bị để ứng cử vào Nhóm Nhiếp ảnh trong trường nữa chứ? Vậy những công việc nhà mà mình đã hứa với mẹ thì sao đây?

Câu 4: (0,5 điểm)

Nếu còn nhiều thời gian để hoàn thành một công việc nào đó, em có trì hoãn quá trình thực hiện nó không? Vì sao?

II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bản về sự cần thiết của việc phải biết sắp xếp, phân chia thời gian một cách hợp lí.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:

Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, châu tự nói với cháu thể đẩy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhỏ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan là nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: "Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?".

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

- Quê anh ở đâu thế? – Họa sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra linh đi mặt trận. Kết quả: bố châu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chủ lại cử một chủ lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.185)

-HẾT-

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2023 trang 1
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2023 trang 2
 

Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Kiên Giang các năm trước bên dưới:

Xem thêm thông tin:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2022

 

đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2022
Trích dẫn đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

     Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.

(Trích Tư duy tích cực, Theo Tony Buổi sáng, trên đường băng, NXB Trẻ, 2015)

ĐÁP ÁN  THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2.

Theo tác giả, cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành.

Câu 3. 

- Biện pháp tu từ: liệt kê

- Tác dụng: Làm cho đoạn văn giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Đồng thời chỉ rõ những biểu hiện trong việc nhìn nhận sự việc tích cực và tiêu cực.

Câu 4. HS trình bày quan điểm cá nhân, đưa ra lý giải hợp lý.

II.LÀM VĂN

Câu 1.

*Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Vai trò, ý nghĩa của lối tư duy tích cực trong đời sống con người.

*Bàn luận

Giải thích: Lối tư duy tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng, nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt của vấn đề, thấy được phương hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. 

Ý nghĩa

- Lối tư duy tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người.

+ Lối tư duy tích cực cũng sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua căng thẳng, stress trong cuộc sống hơn

+ Nếu không có lối tư duy tích cực, con người dễ rơi vào trạng thái bi quan, bế tắc. Người nhìn nhận mọi việc với con mắt tiêu cực sẽ gặp trở ngại lớn trong sự nghiệp, vì không dám đương đầu với thách thức cũng như không có niềm tin vào khả năng của bản thân.

- Lối tư duy tích cực giúp bạn tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở phía trước, từ đó có thêm động lực để cống hiến hết sức mình với công việc hiện tại và gặt hái thành công

- Để có lối tư duy tích cực, mỗi người cần rèn luyện thói quen tư duy, nâng cao kiến thức, tích cực trải nghiệm, luôn giữ tinh thần lạc quan...

- Đa số những người thành công đều có lối sống và tư duy tích cực (lấy dẫn chứng minh họa)

Bài học nhận thức và hành động

+ Hãy học cách tư duy tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân

+ Tránh xa tất cả các ảnh hưởng tiêu cực từ mọi phía, thậm chí từ người thân trong gia đình hay một người bạn thân.

+ Thay đổi suy nghĩ tiêu cực bằng lối tư duy tích cực dù tình huống có đang bi quan tới mức nào

*Kết thúc vấn đề: Mọi người cần xây dựng cho bản thân một lối tư duy tích cực để thành công trong cuộc sống.

Câu 2.

1. Mở bài

- Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ

- Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ và nó được khắc họa rõ nét trong vẻ đẹp tâm hồn của cô.

2. Thân bài

a) Khái quát chung về tác phẩm và nhân vật

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt.

- Nội dung tác phẩm: viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

- Tình hình thực tế lúc bấy giờ: Thanh niên miền Bắc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

- Nhân vật Phương Định: nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường.

b) Phân tích nhân vật Phương Định

* Luận điểm 1

: Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định.

- Xuất thân: là con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu, tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn.

- Công việc: đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, "chạy trên cao điểm cả ban ngày".

-> Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.

Luận điểm 2: Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định

- Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy)

- Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường

+ Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyến đường Trường Sơn

+ Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom

- Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết

- Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục

-> Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng.

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng

+ Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc

+ Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên

+ Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội

* Mở rộng vấn đề: Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ

- Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh

- Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình

- Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời

3. Kết bài

* Khái quát hình tượng nhân vật

- Nhân vật Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, hình ảnh nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ nói riêng

- Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định.

* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc

+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính

+ Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng

- Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định chân thực, sinh động, đẹp cả trong lý tưởng ý chí lẫn tình cảm, phẩm chất.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang năm học 2021

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Cảm nhận sự vất vả, hy sinh thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ đang nỗ lực, căng mình chống dịch Covid-19, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đã sáng tác ca khúc “Bao la những trái tim hồng”; lời bài hát như sau:

“Chờ ngày mai nắng lên 

Em ngước lên nhìn trời 

Gửi về nơi xa xôi 

Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời 

Nước mắt bao lần rơi 

Bao đau thương không nói thành lời 

Cầm tay nhau vượt qua đường xa 

Mong ngày buồn rồi sẽ chóng qua 

Yêu thương sẽ chữa lành vết thương 

Mơ ngày mai nắng lên trên khắp quê hương 

Cho đàn em thơ vui bước đến trường 

Những vòng tay yêu thương sẽ không còn cách xa 

Điệp khúc: 

Và điều đẹp nhất là có những tấm lòng 

Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông 

Vì tình yêu nguyện dâng hiến cho cuộc đời 

Để thế giới mênh mông, không bao la bằng những trái tim hồng" 

(Bao la những trái tim hồng, Nguyễn Phi Hùng - Nguồn https://nhạc.vn) 

Anh (Chị) đọc kỹ lời bài hát trên và thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính. (0,75 điểm).

Câu 2. Trong câu "Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông”, những từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? (0.75 điểm).

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu “Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời”; phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trên. (1,5 điểm).

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh (Chị) hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong phòng, chống dịch Covid-19.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ:

“Thình lình đèn điện tắt 

Phòng buyn - đinh tối om 

Vội bật tung cửa sổ 

Đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt 

Có cái gì rưng rưng 

Như là đồng là bể 

Như là sống là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh 

Kể chi người vô tình 

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”. 

(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam, tr.156)

-Hết-

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2021

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2. Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: thắp, xua tan

Câu 3

- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ

- Tác dụng:

+ Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn

+ Nhấn mạnh niềm mong ước những ngày “bão giông”, những ngày tháng khó khăn phải đối diện với dịch bệnh sẽ qua đi để cuộc sống được trở lại tươi đẹp như trước.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1

*Giới thiệu vấn đề: trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19.

*Bàn luận. phân tích

1. Giải thích:

- Trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

=> Khẳng định trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 là vô cùng cần thiết.

2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, chính phủ về việc thực hiện phòng chống dịch bệnh,...

- Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ, quan tâm người khác.

- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.

+ Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh , trách nhiệm của mỗi cá nhân đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ...

+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.

+ Tham gia ác hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn để đẩy lùi, chống dịch COVID-19. + Học sinh, sinh viên các trường đại học đeo khẩu trang, nước rửa tay thường xuyên.

3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:

- Mang lại hạnh phúc cho nhân loại. -

Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.

- Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.

- Phát huy sức mạnh tình yêu thương: Việt Nam đã vượt qua tình trạng khó khăn do COVID 19 gây ra.

+ Cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh... .

- Thành công trong công việc và cuộc sống

4. Phản đề: Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm, đối xử tệ bạc với nhau....

5. Liên hệ, rút ra bài học: trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 ....

*Kết thúc vấn đề: nếu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19

- Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp

- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm.

Câu 2.

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy và bài thơ " Ánh trăng ".

- Giới thiệu khái quát về ba khổ thơ cuối

2. Thân bài

Khổ thơ 1: tạo nên bước ngoặt làm chuyển hướng mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình

    + Hoàn cảnh được đẩy đến bước ngoặt khi tình huống bất ngờ xảy đến:

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn đinh tối om

Đây là tình huống quen thuộc, rất thực, tình huống tạo nên tính bước ngoặt để tác giả bộc lộ và thể hiện chủ đề tác phẩm

    + Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa “ phòng tối om” >< “vầng trăng tròn”

    + Người và trăng đối mặt thì tình xưa nghĩa cũ dâng lên, dường như “vầng trăng tròn vành vạnh” vẫn luôn chung thủy đứng chờ

    + Trăng xuất hiện đột ngột có sức rung động mạnh mẽ thức tỉnh lương tâm con người

→ khổ thơ quan trọng tạo nên tính bước ngoặt cho bài thơ cũng là hồi chuông làm thức tỉnh tình nghĩa, lương tâm của con người

Khổ thơ 2: Hình tượng vầng trăng và dòng cảm xúc của tác giả

Sự xúc động mãnh liệt của nhân vật trữ tình “ ngửa mặt lên nhìn mặt/ có cái gì rưng rưng/ như là đồng là bể/ như là sông là rừng”

- Chủ thể trữ tình lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế im lặng cũng chính là quá khứ đối diện với hiện tại, sự thủy chung tình nghĩa đối diện với sự bạc bẽo vô tình

    + Đối diện với vầng trăng tình nghĩa, con người dường như thức tình được sự thiện lương: nhìn sâu vào bản thân để thấy lỗi lầm, sự thay đổi của mình

    + Cuộc gặp gỡ không lời giúp con người tự soi chiếu vào chính mình

Khổ cuối: thể hiện những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lý của tác giả

    + “trăng cứ tròn vạnh vạnh” biểu trưng cho sự chung thủy, nghĩa tình, trọn vẹn của thiên nhiên và quá khứ dù con người có thay đổi, vô tình

    + Ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không trách cứ, oán hờn thể hiện sự bao dung, độ lượng của con người nghĩa tình

    + Sự im lặng khiến nhân vật trữ tình “giật mình” đây là sự thức tỉnh lương tâm rất đáng trân trọng

    + Câu thơ cuối cùng là sự âm hận, nỗi niềm tâm sự trở nên ám ảnh, day dứt

→ Sự cảnh tỉnh, nhắc nhở con người nhớ về quá khứ, về những điều ân tình thủy chung

=> Tổng kết: 3 khổ thơ hính là cuộc gặp gỡ có ý nghĩa gợi nhắc cho người đọc một thái độ sống một đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà không ai được lãng quên - Uống nước nhớ nguồn

3.  Kết bài

- Khẳng định giá trị của ba khổ thơ cuối nói riêng và bài thơ nói chung

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra vào ngày 17/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Kiên Giang 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi. 

Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Kiên Giang cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Kiên Giang qua các năm để đưa ra các lựa chọn nguyện vọng thật đúng đắn.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Kiên Giang các năm trước

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2020

I. Phần Đọc hiểu. 

Đọc đoạn trích sau:

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đâu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con là Việt gian đấy ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đầy tr? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lăm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một công một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...

(SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 166, NXB GD năm 2017)

Và thực hiện yêu cầu:

Câu 1:(1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu khái quát nội dung của đoạn trích.

Câu 2:(1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây tr? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đây?

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2019

Câu 1. (1.5 điểm)

Đọc các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

a. Gia đình có tới bảy, tám miệng ăn.

b, Miệng cười như thể hoa ngâu 

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

                                             (Ca dao)

Các từ in đậm trong các ngữ liệu trên từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Chỉ ra phương thức chuyển nghĩa.

Câu 2. (1.5 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

                                                                     Từ hồi về thành phố 

                                                                     quen ánh điện, cửa gương

                                                                     vầng trăng đi qua ngõ

                                                                     như người dưng qua đường

a. Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2019 Kiên Giang

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn Kiên Giang 2018

Câu 1 (1.5 điểm).

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão nếu như con nít. Lão hu hu khóc...

(Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục, 2017, trang 42)

a) Tìm những từ trong trường từ vựng chỉ hoạt động và chỉ bộ phận của cơ thể trong đoạn văn trên?

b) Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào là chủ yếu?

Câu 2 (1.5 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

"...Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước."

a) Đoạn thơ được trích từ bài thơ nào? Do ai sáng tác?

b) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Đất nước như vì sao

 Xem thêm chi tiết đáp án đề thi môn văn vào lớp 10 Kiên Giang 2018

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2017

Câu 1. (1,5 điểm)
Cho hai câu:

a) Nó treo giầy trên hàng rào phơi một lúc cho khô

b) Sang năm, anhấy định treo giầy, giã biệt nghiệp quần đùi áo số.

Từ treo giầy trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển? Cho biết nghĩa chuyển này được hình thành theo phương thức nào.

Câu 2. (1,5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“... Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng..."

(Trích theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr72)

a, Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào lớp 10 2017 Kiên Giang

Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn tỉnh Kiên Giang năm 2023 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

Xem thêm: Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM