Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang năm 2020

Xuất bản: 19/07/2020 - Cập nhật: 17/06/2021 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang năm 2020 gồm lời giải chi tiết các câu hỏi trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Kiên Giang.

NEWĐáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang 2021

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Kiên Giang và đáp án được ĐọcTàiLiệu cập nhật giúp các em học sinh tham khảo, so sánh kết quả với bài thi của mình.

Đề thi vào lớp 10 năm 2020

Chi tiết đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Kiên Giang như sau:

Sở GD&ĐT Kiên Giang

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Văn

I. Phần Đọc hiểu. 

Đọc đoạn trích sau:

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đâu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con là Việt gian đấy ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đầy tr? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lăm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một công một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...

(SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 166, NXB GD năm 2017)

Và thực hiện yêu cầu:

Câu 1:(1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu khái quát nội dung của đoạn trích.

Câu 2:(1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây tr? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đây?

Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra phương thức liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong những câu văn:(1)ông kiểm điểm từng người trong óc. (2) Không mà, họ toan là những người có tinh thần cả mà. (3)Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một Che Vo giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...

II. Phần Làm văn.

Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng thiếu căn cứ trên mạng xã hội.

Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Không có kính không phải vì xe không có kính 
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Nhr sa như ùa vào buồng lái.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2020

Dự kiến: Đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn tỉnh Kiên Giang năm 2020 sẽ được cập nhật sau khi kết thúc thời gian thi chính thức 30 - 40 phút

(Nếu không thấy lời giải, các em bấm F5 để cập nhật lại hoặc có thể vào đây đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Kiên Giang )

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.

Nội dung đoạn trích: Ông hai trở về nhà sau khi nghe tin làng theo giặc, nhìn lũ con, ông càng thương cảm biết bao.

Câu 2. Biện phép tu từ điệp cấu trúc: "Chúng nó".

Tác dụng: thể hiện sâu sắc hơn tâm trạng: nỗi đau đớn, xót xa của ông Hai, thương thân, thương con khi nghĩ đến những đứa con của mình bị hắt hủi, xa lánh vì chúng là trẻ con của làng Chợ Dầu (trong tình huống có tin làng Chợ Dầu theo giặc).

Câu 3.

Phép nối: "không mà"

Phép lặp: "họ"

Phép thế: "từng người" - "họ"

Phần II. Làm văn

Câu 1:

1. Giới thiệu vấn đề: tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội.

2. Giải thích vấn đề

- Phê phán là vạch ra, chỉ ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án.

- Chỉ trích là vạch sai lầm, khuyết điểm nhằm chê trách.

- Căn cứ là chỗ dựa, cơ sở để lập luận.

- Mạng xã hội là nền tảng trực tuyến nơi mọi người dùng để xây dựng các mối quan hệ với người khác có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ,...

=> Những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội sẽ đem đến những hậu quả khó lường với chính người dùng và những tác động tiêu cực đến cộng đồng xã hội, ngược lại từ cộng đồng mạng cho chính người viết lời chỉ trích, phê phán đó.

(HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp)

- Cần làm gì để xây dựng thói quen sử dụng mạng xã hội văn minh?

+ Mỗi người cần suy nghĩ kĩ trước khi chia sẻ câu chuyện của mình hay của người khác lên mạng xã hội.

+ Dùng lời lẽ tôn trọng và ứng xử có văn hóa khi tranh luận một vấn đề trên mạng.

- Phê phán những cá nhân sử dụng mạng xã hội tiêu cực.

4. Liên hệ bản thân và Tổng kết vấn đề.

Câu 2:

1. Mở bài:

Tác giả

– Phạm Tiến Duật (1941-2007), quê Thanh Ba, Phú Thọ.

– Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Tác phẩm

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969.

- Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt.

Trích thơ: (Đặc biệt trong đó là hình ảnh những chiếc xe không kính vẻ đẹp của người lính lái xe ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.)

2. Thân bài: Cảm nhận 2 khổ thơ

a) Khổ thơ 1: Hình ảnh những chiếc xe không kính

– Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền đưa vào thơ thì đều được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hóa” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Người đọc đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Pus-kin, con tàu trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận.

– Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là môt thực tế, là hình ảnh thường gặp trên tuyến đường Trường Sơn.

– Hai câu thơ mở đầu có thể coi là lời giải thích cho “sự cố” có phần không bình thường ấy:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.

+ Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ.

+ Bằng những câu thơ rất thực, đậm chất văn xuôi, điệp ngữ“không”, cùng với động từ mạnh “giật”, “rung” -> Tác giả đã lí giải nguyên nhân không có kính của những chiếc xe. Bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe trở nên biến dạng “không có kính”, “không có đèn”,”không có mui xe”,”thùng xe có xước”. Từ đó, tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc một cách cụ thể và sâu sắc về hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dội, về cuộc chiến đấu gian khổ mà người lính phải trải qua.

=> Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn chẳng hiếm trong chiến tranh, song phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngang tàn như Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra được, đưa nó vào thơ và  trở thành biểu tượng độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ.

b) Khổ thơ 2: Hình ảnh người lính lái xe

* Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn.

=> Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng,tự tin, và tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng.

+ Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thứ nhất và nghệ thuật điệp ngữ với từ “nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ thứ hai -> nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe.

+ Cái nhìn của các anh là cái nhìn bao quát, rộng mở “nhìn đất”,”nhìn trời”, vừa trực diện, tập trung cao độ “nhìn thẳng”. Các anh nhìn vào khó khăn, gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh – một bản lĩnh vững vàng.

– Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

+ Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió nên các yếu tố về thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, va đạp vào trong buồng lái. Song, quan trọng hơn là các anh có được cảm giác như bay lên, hòa mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.Điều này được thể hiện ở nhịp thơ đều đặn, trôi chảy như xe lăn với việc vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” và phép liệt kê. Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính.

+ Các hình ảnh “con đường”,”sao trời”,”cánh chim”… diễn tả rất cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính. Khi xe chạy trên đường bằng, tốc độ xe chạy đi nhanh, giữa các anh với con đường dường như không còn khoảng cách, chính vì thế, các anh mới có cảm giác con đường đang chạy thẳng vào tim. Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cảlà hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn.

c) Đặc sắc nghệ thuật: 

– Giọng thơ ngang tàn, có cả chất nghịch ngợm, rất phù hợp với những chàng trai lái xe trên những chiếc xe không kính

– Thể thơ: Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động.

3. Kết bài: Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hình ảnh mới và giọng điệu mới: trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàn mà kiên định vô cùng thành công trong việc xây dựng lên hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn.

-/-

Các môn thi khác

  • Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2020 Kiên Giang
  • Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Tổ hợp năm 2020 Kiên Giang

Trên đây là toàn bộ nội dung của đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 của tỉnh Kiên Giang được Đọc Tài Liệu thực hiện sau khi kì thi chính thức diễn ra. Với nội dung môn này các em có thể so sánh đối chiếu kết quả bài thi của mình!

Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành hữu ích với bạn trong kỳ thi này!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM