Soạn sử 9 bài 28

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)

Mục lục nội dung

Kiến thức sử 9 bài 28

Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

- Ngày 10/10/1954, Pháp rút khỏi Hà Nội và rút khỏi miền Bắc vào giữa tháng 5/1955.

- Hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam và Bắc nhằm Tổng tuyển cử tự do thống nhất chưa được tiến hành.

- Pháp rút, Mĩ dựng nên chính quyền tay sai ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam thành hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á. 

Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 - 1960)

1. Hoàn thành cải cách ruộng đất

- Thành tựu: qua 5 đợt cải cách ruộng đất (từ 1953 đến 1956) có khoảng 81 vạn ha ruộng đất; 10 vạn trâu bò; 1,8 triệu nông cụ được chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” được thực hiện.

- Sai lầm: đấu tố cả những địa chủ kháng chiến, những người thuộc tầng lớp trên có công với cách mạng, .Những sai lầm này đã được Đảng, Chính phủ phát hiện và sửa sai ngay khi kết thúc cải cách.

- Ý nghĩa: bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối công nông được củng cố.

2. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương Chiến tranh

- Về nông nghiệp, nông dân hăng hái lao động sản xuất, sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nạn đói có tính chất kinh niên được giải quyết về cơ bản (1957).

- Về công nghiệp: mở rộng các cơ sở công nghiệp quan trọng, xây dựng thêm nhiều nhà máy mới. Đến cuối năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lý.

- Về thủ công nghiệp: hàng tiêu dùng được sản xuất nhiều, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân, giải quyết việc làm cho người lao động. Đến cuối năm 1957, số thợ thủ công miền Bắc tăng gấp hai lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Về thương nghiệp: hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, hoạt động nội - ngoại thương đều phát triển. Cuối năm 1927, miền Bắc đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.

- Về giao thông vận tải: khôi phục 700km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ôtô, xây dựng nhiều hải cảng mới (Hải Phòng, Hòn Gai,..), đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.

3. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - văn hoá (1958-1960)

- Cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư nhân nhằm vận động người lao động tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã, quốc doanh hoặc công ty hợp doanh.

+ Kết quả: xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thúc đẩy sản xuất phát triển,

+ Một số sai lầm: đồng nhất cải tạo với xoá bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể, thực hiện sai nguyên tắc xây dựng hợp tác xã...

- Bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá

+ Về kinh tế, trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, nông trường ở miền Bắc được xây dựng. Đến cuối năm 1960, miền Bắc có 172 cơ sở công nghiệp lớn do Trung ương quản lý và 500 cơ sở do địa phương quản lý. 

+ Về văn hoá: Cuối năm 1960, miền Bắc cơ bản xoá xong nạn mù chữ ở miền xuôi cho người dưới 50 tuổi. Hệ thống giáo dục phổ thông được hoàn chỉnh và mở rộng. Miền Bắc có tất cả 9 trường đại học với hơn 11.000 sinh viên.

Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954 - 1960)

1. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mi - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 - 1960)

- Trung ương Đảng đã đề ra nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam: đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (tiêu biểu là “Phong trào hoà bình”).

- Tháng 11/1954, Mĩ - Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp, lùng bắt các nhà lãnh đạo phong trào, nhưng phong trào tiếp tục lan rộng: chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”; đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, giữ gìn lực lượng cách mạng. Từ hình thức đấu tranh chính trị, hoà bình chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 1960)

- Hoàn cảnh lịch sử

+ Mĩ - Diệm mở rộng chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”; tăng cường khủng bố đàn áp, thực hiện “đạo luật 10 - 59” lê máy chém khắp miền Nam.

+ Đầu năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 của Đảng xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

- Diễn biến

+ Phong trào nổ ra ở các địa phương như: Vĩnh Thạnh - Bình Định, Bác Ái - Ninh Thuận, Trà Bồng - Quảng Ngãi.

+ Ở Bến Tre, ngày 17/1/1960, phong trào bùng nổ ở Bến Tre sau lan rộng ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi thuộc Nam Trung Bộ.

- Kết quả: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960), đoàn kết nhân dân đấu tranh chống Mĩ - Diệm.

Ý nghĩa: phong trào “Đồng khởi” phát triển thắng lợi, đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công.

Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 - 1965)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)

- Hoàn cảnh

+ Miền Bắc giành thắng lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế.

+ Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam có bước phát triển nhảy vọt từ phong trào “Đồng khởi” chuyển sang chiến lược tiến công.

- Nội dung: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào tháng 9/1960.

+ Đại hội phân tích đặc điểm, tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền dưới hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.

+ Báo cáo chính trị xác định nhiệm vụ cách mạng của hai miền: miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN, miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.

Cách mạng ở hai miền có quan hệ chặt chẽ, mỗi miền lại có vị trí, vai trò khác nhau: cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam và sự thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

+ Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất.

- Ý nghĩa: Đề ra đường lối đúng đắn trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện đấu tranh thống nhất nước nhà.

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)

- Mục đích: bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.

- Thành tựu:

+ Công nghiệp: Nhiều nhà máy xí nghiệp được xây dựng và đưa vào sản xuất gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện Uông Bí, sứ Hải Dương, dệt 8-3,...). Công nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, chiếm tỉ trọng 93,1% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc.

+ Nông nghiệp: Nhà nước áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nhiều hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc/1ha. Trên 90% hộ nông dân vào hợp tác xã.

+ Thương nghiệp: Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.

+ Giao thông vận tải; Mạng lưới đường giao thông được xây dựng và mở rộng phục vụ cho yêu cầu giao lưu kinh tế và củng cố quốc phòng.

+ Văn hoá, giáo dục, y tế: đều có những bước phát triển vượt bậc.

- Ý nghĩa: Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm đã làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc.

Ngày 7/2/1965, Mĩ chính thức gây ra cuộc Chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn lãnh thổ miền Bắc, miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện thời chiến.

Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 - 1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là chiến lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện Chiến tranh của Mĩ.

- Hành động của Mi - Ngụy:

+ Quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng, lập “ấp chiến lược”, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dần, bình định miền Nam. (Chúng dự định dồn 10 triệu dân vào 16.000 ấp chiến lược).

+ Tiến hành phá hoại miền Bắc, phong toả Biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự thâm nhập từ bên ngoài vào Việt Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nổi dậy với tiến công trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), bằng cả ba mũi chính trị, quân sự và binh vận.

- Năm 1962, ta đánh bại nhiều cuộc hành quân của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh,...

- Cuộc đấu tranh phá “ấp chiến lược” của ta giành được nhiều thắng lợi.

- Chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) khẳng định khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

- Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân ở đô thị có bước phát triển mới: cuộc biểu tình của 2 vạn tăng ni, phật tử Huế; Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm (11/6/1963), ..

• Lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn trên các chiến trường miền Nam và miền Trung (tiêu biểu là chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965).

- Kết quả: quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Thuật ngữ và khái niệm

- Bình định: thực hiện chính sách đàn áp nhằm dập tắt mọi sự chống đối, thực hiện ách thống trị và bóc lột của thực dân đế quốc.

- Đồng khởi: cuộc khởi nghĩa diễn ra đồng loạt, đều khắp.

- Ấp chiến lược: một kiểu trại tập trung của Mĩ Nguy ở miền Nam Việt Nam tại vùng chúng kiểm soát từ năm 1954 đến năm 1975ĩvề sau đổi thành ấp tân sinh).

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sử 9 bài 28

Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Thực dân Pháp rút quân khỏi Thủ đô Hà Nội ngày:

A. 1/10/1953
B. 10/10/1953
C. 1/10/1954
D. 10/10/1954

2. Trong giai đoạn 1953 1956, miền Bắc đã tiến hành mấy đợt cải cách ruộng đất?

A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

3. Tháng 5/1959, Mi - Diệm đã thực hiện đạo luật:

A. tố cộng, diệt cộng
B. 10 - 59
C. đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật
D. lập “ấp chiến lược”.

4. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III diễn ra tại:

A. Trung Quốc
B. Tuyên Quang
C. Hà Nội
D. Việt Bắc

5. Giai đoạn 1961 - 1965, Mi - Diệm thực hiện chiến lược:

A. Chiến tranh đơn phương
B. Chiến tranh đặc biệt
C. Chiến tranh cục bộ
D. Việt Nam hoá Chiến tranh

6. Phong trào Đồng khởi tiêu biểu ở:
A. Mĩ Tho
B. Bến Tre
C. Sài Gòn
D. Huế

➜ Xem đầy đủ bộ câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 28 cùng đáp án.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức bài 28 sử 9 mà các em cần nắm vững. Phần tiếp theo, ĐọcTàiLiệu gửi đến các bạn phần hướng dẫn soạn sử 9 gồm loạt bài trả lời câu hỏi từ trang 129 đến 141 sách giáo khoa môn lịch sử lớp 9

Giải bài tập SGK

Bài 3 trang 141 SGK Lịch sử 9

Bài 3 trang 141 SGK Lịch sử 9

Giải bài 3 trang 141 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 Lập bảng các niên đại và sự kiện về thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống...

Bài 2 trang 141 SGK Lịch sử 9

Bài 2 trang 141 SGK Lịch sử 9

Giải bài 2 trang 141 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra sự chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam từ năm 1961 đến năm 1965

Bài 1 trang 141 SGK Lịch sử 9

Bài 1 trang 141 SGK Lịch sử 9

Giải bài 1 trang 141 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 nêu ra những thay đổi của miền Bắc sau khi thực hiện các kế hoạch 1954 – 1957 và 1958 – 1960..

Câu hỏi thảo luận trang 141 SGK Lịch sử 9

Câu hỏi thảo luận trang 141 SGK Lịch sử 9

Giải câu hỏi thảo luận trang 141 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ những thắng lợi của nhân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961- 1965)

Câu hỏi thảo luận trang 140 SGK Lịch sử 9

Câu hỏi thảo luận trang 140 SGK Lịch sử 9

Giải câu hỏi thảo luận trang 140 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra những âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961 – 1965)

Câu hỏi thảo luận trang 138 SGK Lịch sử 9

Câu hỏi thảo luận trang 138 SGK Lịch sử 9

Giải câu hỏi thảo luận trang 138 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra những thành tựu mà miền Bắc đạt được trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)..

Câu hỏi thảo luận trang 133 SGK Lịch sử 9

Câu hỏi thảo luận trang 133 SGK Lịch sử 9

Giải câu hỏi thảo luận trang 133 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra sau Hiệp định Giơ-ne-vơ phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam diễn ra như thế nào

Câu hỏi thảo luận trang 132 SGK Lịch sử 9

Câu hỏi thảo luận trang 132 SGK Lịch sử 9

Giải câu hỏi thỏa luận trang 132 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra những thành tựu mà miền Bắc đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất...