Cùng Đọc tài liệu xem nội dung Soạn Thơ duyên (Xuân Diệu) sách Chân trời sáng tạo (Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên SGK ngữ văn 10 tập 1).
Trước khi đọc: Soạn bài Thơ duyên
Câu hỏi: Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.
Trả lời:
- Thiên nhiên hiện hữu quanh ta với bao điều kì vị.
- Ta có thể tận hưởng không khí se se lạnh, những giọt sương to tròn đọng lại trên viền lá, nhưng qua trưa, một cảm giác mới đến với bạn khi cái nắng rực chiếu toàn bộ.
- Thên nhiên quanh ta, có bao điều ngộ nghĩnh và thú vị. Chỉ cần để ý, lắng mình lại, bạn sẽ cảm nhận vô vàn.
Xem chi tiết: Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt của bản thân về thiên nhiên quanh ta
Câu hỏi: Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?
Trả lời:
Hình dung: Mùa thu hiện lên trong em là mùa thu của sự ngọt ngào. Không còn cái nắng gay gắt, oi ả của mùa hè, thay vào đấy, mùa thu với tiết trời mát mẻ, quang cảnh vô cùng thoáng đãng, Thu đến, trên cành cây, những phiến lá chuyển màu từ xanh sang vàng. Mọi cung đường ngập tràn màu vàng lãng mạn, nhẹ nhàng.
Đọc hiểu văn bản: Soạn bài Thơ duyên
Câu hỏi: Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
- Lưu ý:
+ Chiều mộng – nhánh duyên.
+ Cây me – cặp chim chuyền.
+ Trời xanh – lá.
- Đó là mối quan hệ hài hòa, gần gũi với nhau. Đó là những sự vật luôn đi kèm với nhau, không thể tách rời.
Chi tiết: Các từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1 Thơ duyên
Câu hỏi: Trong khổ 4 cảnh vật hiện có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1, 2 ?
Trả lời:
Sự thay đổi: một cảm giác gấp gáp, chuyển động nhanh, như dự cảm điều gì đấy không lành. Nếu ở các khổ thơ trước, giữa các sự vật có sự gắn kết quyến luyến, bền chặt, thì sang khổ thơ thứ 4, cảnh vật đang sắp sửa chia li.
Sau khi đọc: Soạn bài Thơ duyên
Câu 1: Bạn hiểu thế nào về từ duyên trong nhan đề Thơ duyên?
Trả lời:
Theo em, duyên ở đây là sự ngẫu nhiên, tự nó đến mà không có sự sắp xếp hay sắp đặt. Đó là sự gặp gỡ vốn có của những sự vật với nhau.
Câu 2: Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,.. trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.
Trả lời:
- Khổ 1: Cảnh thu vào một buổi chiều mộng đầy trữ tình.
+ Hàng loạt từ ngữ chỉ mối quan hệ “hòa”, “cặp”, “đổ…qua” cho thấy sự gắn bó giữa các sự vật khi thu đến. Hơn nữa, cặp từ tượng thanh “ríu rít” làm tăng sự thân mật, gần gũi đến bất ngờ.
+ Hình ảnh quen thuộc mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trên con đường phố cổ Hà Nội vào mùa thu, đấy chính là hình ảnh cây me. Xuân Diệu đưa chúng ta về với cảm giác ấm cúng, hoài niệm, yên bình, mang vẻ đặc trưng khó lòng phôi phai.
+ 3/4 câu trong một khổ sử dụng vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự đằm thắm, dịu nhẹ mà thơ mộng.
- Khổ 4: Cảnh vật đặt trong sự rộng lớn của không gian, không còn tươi tỉnh như khổ 1, hiện lên trong khổ 4 là sự buồn hiu, chạnh lòng.
+ Hình ảnh rất đỗi quen thuộc của bao người con đất Việt, ấy chính là khung cảnh cánh đồng cò lúa bay. Đó là không gian rộng lớn, thoáng đãng.
+ Từ láy “gấp gấp” chỉ sự nhanh lẹ, chuyển động nhanh, có gì đấy gấp gáp còn từ láy “phân vân” cho bạn đọc thấy được sự lưng chừng, có gì đấy còn vương vấn, nửa muốn đi nửa muốn ở lại.
+ 2/4 câu trong một khổ sử dụng vần “ân (vân, dần) kết hợp cùng nhịp thơ có sự chuyển biến nhanh, không còn chậm rãi như trước nữa, gợi lên sự vội vã đến nghẹt thở.
Câu 3: Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Trả lời:
Câu 4: Cảm xúc của anh/em trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.
Trả lời:
Cảm xúc của anh/em trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò là chất xúc tác để phát triển duyên tình giữa anh và em. Anh và em gặp nhau trong một chiều mộng thu, có những rung động cùng nhau.
Câu 5: Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài Thơ duyên
Trả lời:
- Chủ thể trữ tình: “anh” và “em”.
- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng về tình yêu.
Câu 6: Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
Trả lời:
- Nét độc đáo: đây là bài thơ duy nhất không mang đậm chất nỗi ưu buồn.
- Duyên tình trong bài thơ tuy có sự chia li, xa cách, nhưng không mang cảm hứng buồn bã nhiều, mà trái lại, bởi đấy là duyên, nên khi gặp nhau, đã thấy được sự thân quen, tựa như gắn bó đã lâu.
- Thiên nhiên mùa thu hiện lên với những hình ảnh gần gũi, đỗi quen thuộc, nhưng qua cách chọn lọc hình ảnh, sử dụng câu từ, vần, nhịp mà hồn thơ trở nên tươi tắn, cuốn hút bạn đọc.
- Khác với với bài “Thu điếu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến”, mùa thu tuy đẹp mà buồn man mác. Không gian được nhìn từ nhiều góc cạnh, cái tĩnh lặng đến bặt người trong cảnh lẫn tình.
Xem thêm: Nét độc đáo trong cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu
-/-
Trên đây là gợi ý soạn bài Thơ duyên sách Chân trời sáng tạo, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -