Soạn bài Hương Sơn phong cảnh

Xuất bản: 26/08/2022 - Tác giả:

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh trang 65, 66, 67 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 Chân trời sáng tạo với toàn bộ câu trả lời cho các câu hỏi trong bài.

Cùng Đọc tài liệu xem nội dung Soạn Hương Sơn phong cảnh (Chu Mạnh Trinh) sách Chân trời sáng tạo (Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên SGK ngữ văn 10 tập 1).

Trước khi đọc: Soạn bài Hương Sơn phong cảnh

Câu hỏi:

Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Gợi ý:

- Giới thiệu một cảnh đẹp của quê hương em, hoặc đất nước:

+ Về cảnh đẹp quê hương cần có đặc điểm nổi bật, ý nghĩa gắn với quê hương em.

+ Về cảnh đẹp đất nước có thể kể tới như: Vịnh Hạ Long, Hang Sơn Đoòng, Động Phong Nha .... là điểm du lịch ấn tượng mà tự nhiên ban tang.

- Bày tỏ tình cảm, cảm nhận của em về cảnh đẹp đó.

Đọc hiểu: Soạn bài Hương Sơn phong cảnh

Câu hỏi: Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Trả lời:

Những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn: ao ước, Đệ nhất động.

Câu hỏi: Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Trả lời:

Hình dung: Phong cảnh Hương Sơn hiện lên trữ tình, mộng mơ, tuyệt đẹp tựa mĩ nhân với mỗi động mang nét đẹp riêng.

Câu hỏi: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ

Trả lời:

- Số tiếng: không đồng nhất. Ví dụ câu 15 có 7 tiếng nhưng câu 16 lại có 8 tiếng, đồng thời có sự xen kẽ số tiếng từ câu 15 đến câu 18.

- Gieo vần: tự do.

- Ngắt nhịp: tự do.

- Kết thúc bài: sử dụng cấu trúc “càng…càng”.

Sau khi đọc: Soạn bài Hương Sơn phong cảnh

Câu 1: Xác định bố cục bài thơ Hương Sơn phong cảnh

Trả lời:

Bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): lần đầu đến Hương Sơn, chủ thể trữ tình vô cùng ngạc nhiên trước vẻ đẹp kì vĩ.

+ Phần 2 (14 câu tiếp theo): cảnh Hương Sơn qua cái nhìn của chủ thể trữ tình.

+ Phần 3 (còn lại): cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Câu 2: Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Trả lời:

Một số từ ngữ: đệ nhất động, họa hình, lồng bóng nguyệt, lối uốn thang mây.

Câu 3: Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Trả lời:

Chủ thể trữ tình: tác giả.

Đấy là chủ thể ẩn.

Câu 4: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong Hương Sơn phong cảnh

Trả lời:

Phân tích:

- 4 câu thơ đầu: Khi lần đầu đặt chân đến đệ nhất động, chủ thể trữ tình có tâm trạng phấn khích, hồ hởi.

- 14 câu thơ tiếp theo: Chủ thể trữ tình miêu tả, cảm nhận một cách tinh tế, chắt lọc, nhạy cảm trước cảnh sắc tuyệt thế nơi đây. Chủ thể trữ tình so sánh với những hình ảnh mĩ lệ, đẹp đẽ để thêm phần nhấn mạnh cảnh sắc tại Hương Sơn, quả là đệ nhất động.

- 5 câu cuối: Bày tỏ tình yêu thiên nhiên cũng chính là bày tỏ tình yêu quê hương đất nước. Qua vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ, tuyệt thế ấy khiến chủ thể trữ tình phải thốt lên “Càng trông phong cảnh càng yêu”.

Câu 5: Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ Hương Sơn phong cảnh. Phân tích hiệu quả xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước.

- Phân tích:

+ hình ảnh cụ thể, cho thấy được sự quan tâm, ấn tượng trước cảnh sắc đẹp không thể phôi phai trong tâm trí của chủ thể trữ tình.

+ từ ngữ gợi hình nhằm biểu đạt được không gian kì vĩ, đẹp mê hồn tại Hương Sơn.

+ biện pháp tu từ so sánh thể hiện được vẻ đẹp mĩ lệ của đá ngũ sắc.

+ câu thơ bộc lộ cảm xúc trực tiếp.

Câu 6: Nhận xét về vai trò của nhịp và vần trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh?

Trả lời:

Nhận xét: Bài thơ được tự do, người viết được thỏa sức bộc lộ cảm xúc của mình mà không cần bó hẹp trong khuôn khổ, phép tắc khi làm thơ.

Câu 7: Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Trả lời:

- Lựa chọn một cảnh đẹp trên đất nước mà em thích hoặc đã được tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm quan trực tiếp.

- Cảnh đẹp không chỉ là thiên nhiên được tạo hóa kiến tạo, mà cảnh đẹp, đôi khi vì một ý nghĩa ẩn chứa đằng sau nó.

Xem một số đoạn văn mẫu: Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta

-/-

Trên đây là gợi ý soạn bài Hương Sơn phong cảnh sách Chân trời sáng tạo, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM