Trang chủ

Đề mẫu đánh giá năng lực ĐHQG-HCM năm 2021 phần Hóa, Lý ...

Đáp án đề đánh giá năng lực ĐHQG-HCM năm 2021 phần 3 (đề mẫu): Giải quyết vấn đề (Hóa, Lý, Sinh, Địa, Sử) giúp em ôn tập hiệu quả.

Câu 1. Ca, Cr và Ge là các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, với số hiệu nguyên tử tăng dần theo thứ tự. Phát biểu nào sau đây sai?
Câu 4. Phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Cu-Sn vào dung dịch HCl và phản ứng điện phân dung dịch CuCl2(với điện cực trơ) có điểm giống nhau là
Câu 8. Quãng đường đi được trong không khí theo thứ tự tăng dần của các tia phóng xạ sau là: hạt nhân He⁴ (α); electron (β-) và phôtôn (γ). Thứ tự trên cũng tương ứng với sự
Câu 10. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 13. Phát huy thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong hội nhập quốc tế là loại hình giao thông vận tải
Câu 14. Các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là
Câu 15. Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, công nghiệp nước ta cần phải
Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư của Hoa Kỳ?
Câu 17. Hai ngành kinh tế thu hút sự đầu tư mạnh nhất của tư bản Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương là
Câu 18. Mỹ đề ra chiến lược toàn cầu nhằm:
Câu 20. Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của những nước nào?
Câu 21. Khối lượng ban đầu của axeton trong bình phản ứng là
Câu 23. Sinh viên dừng phản ứng sau khi phản ứng xảy ra được 7,5 phút. Hãy đề nghị phương pháp có thể tách axeton ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 26. Nồng độcủa NaClO trong nước Javen ở trên là
Câu 27. Hệ số hồi phục k có đơn vị là
Câu 30. U₀ có giá trị bằng bao nhiêu?
Câu 31. Biểu thức nào sau đây đúng?

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Nấm Neurospora hoang dại có thể sống và phát triển được trên môi trường dinh dưỡng tối thiểu gồm muối vô cơ, đường sucrose, vitamin, biotin. Chúng tự tổng hợp được tất cả hợp chất sinh học (axit amin, nhân tố sinh trưởng...) từ những chất đơn giản trong môi trường. Một số chủng nấm mang một đột biến khuyết dưỡng mà không tự tổng hợp được một loại axit amin thì không thể phát triển được trên môi trường dinh dưỡng tối thiểu. Những chủng đột biến này có thể phát triển trên môi trường đầy đủ dinh dưỡng hoặc môi trường tối thiểu có bổ sung axit amin bị khuyết.
Năm 1940, Beadle và Tatum đã phân lập và xác định được một số chủng đột biến khuyết dưỡng về các axit amin ở nấm Neurospora bằng phương pháp sau:
1.Chiếu xạ tia X vào một chủng nấm hoang dại (P) để gây đột biến.
2. Nuôi chủng nấm sau xử lý đột biến trong môi trường đầy đủ dinh dưỡng, nấm phát triển và hình thành nhiều bào tử M1 gồm các bào tử đột biến và không đột biến.
3. Tách riêng từng bào tử M1, cấy vào từng ống nghiệm chứa môi trường đầy đủ dinh dưỡng. Trong mỗi ống nghiệm, một bào tử M1 sẽ phát triển thành một chủng M1 riêng, mang nhiều bào tử mới.
Những ống nghiệm chứa các chủng M1 được sử dụng cho hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Xác định chủng M1 mang đột biến khuyết dưỡng.
+ Cấy chuyền bào tử của từng chủng M1 vào mỗi ống nghiệm chứa môi trường tối thiểu.
+ Quan sát sự phát triển của nấm trong ống nghiệm:
ₒ Chủng mang đột biến khuyết dưỡng: không phát triển.
ₒ Chủng không mang đột biến khuyết dưỡng: phát triển.
-Thí nghiệm 2: Xác định gen bị đột biến liên quan đến quá trình tổng hợp loại axit amin nào đó.
+ Cấy truyền bào tử chủng đột biến M1 sang 20 ống nghiệm khác nhau về 1 loại axit amin, mỗi ống nghiệm chứa môi trường tối thiểu bổ sung 1 trong 20 loại axit amin khác nhau.
+ Quan sát sự phát triển của nấm trong ống nghiệm.
ₒ 1 ống nghiệm: Bào tử phát triển thành sợi nấm, chủng M1 bị đột biến gen tham gia tổng hợp axit amin có bổ sung trong ống nghiệm này.
ₒ 19 ống nghiệm: Bào tử không phát triển.
Như vậy, chúng ta có thể xác định được gen đột biến dựa vào khả năng phát triển của bào tử đột biến M1 trong môi trường tối thiểu bổ sung với 1 loại axit amin.

Câu 33. Tác nhân gây đột biến khuyết dưỡng trên chủng nấm Neurospora trong thí nghiệm của Beadle là
Câu 34. Nhận định nào sau đây đúng về chủng nấm Neurospora?
Câu 35. Một sinh viên tách bào tử của chủng nấm phát triển trong ống nghiệm chứa môi trường tối thiểu (thí nghiệm 1), cấy chuyền vào 20 ống nghiệm khác nhau trong thí nghiệm 2.
Quan sát các ống nghiệm cho thấy

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Hầu hết động vật lớp thú là đẳng nhiệt, nhưng loài chuột chũi trần Heterocephalus glaber là ngoại lệ. Những con chuột này hầu như không có lông, không có lớp mỡ dưới da và không có khả năng tự điều hòa thân nhiệt ổn định. Loài Heterocephalus glaber có cơ chế điều hòa thân nhiệt giống côn trùng. Khi trời nắng, những con chuột tắm nắng ở cửa hang. Khi trời tối, chuột thu nhiệt bằng cách tụ tập gần nhau và thu nhiệt trong lòng đất.
Tập tính xã hội của loài Heterocephalus glaber cũng giống với côn trùng. Quần thể có một con chuột nữ hoàng, một số chuột đực và nhiều chuột lính. Các con chuột lính có nhiều nhiệm vụ khác nhau như: đào hang, kiếm thức ăn, canh gác kẻ thù. Tất cả chuột trong quần thể đều có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào. Tập tính xã hội trong quần thể chuột là một đặc điểm thích nghi bắt buộc để quần thể sống sót trong tự nhiên.
Loài chuột Heterocephalus glaber được sử dụng nhiều trong nghiên cứu y học. Chuột Heterocephalus glaber có thể sống đến 30 tuổi, lâu hơn so với các loài chuột khác. Chúng không có hội chứng loãng xương, có những cơ chế đặc biệt tránh được một số loại ung thư. Prôtêin có khả năng kháng cao với những gốc oxy hóa. Loài này có những đặc điểm thích nghi như sống sót trong đất thiếu oxy và hang ổ có sự tích lũy nhiều amoniac, có khả năng đào hang chính xác. Tất cả đặc điểm trên đang được các nhà khoa học chú ý để nghiên cứu và tìm ra phương pháp chữa bệnh cho người.

Câu 36. Khi nhiệt độ môi trường tăng thì
Câu 37. Bắt một cặp chuột Heterocephalus glaber (1 con đực và 1 con cái) nuôi cách ly trong một môi trường sống khác môi trường sống tự nhiên của chúng. Sau 1 thế hệ thì

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Để những cánh rừng trồng đạt hiệu quả cao
Chỉ hơn hai tháng nữa là kết thúc mùa vụ trồng rừng 2018. Đây là thời điểm giao mùa, vì vậy để trồng rừng đạt hiệu quả, các địa phương cần theo dõi Bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia và cơ sở dữ liệu theo dõi mùa vụ trồng rừng toàn quốc từ tháng 11/2018 của Tổng cục Lâm nghiệp.
Cần theo dõi cảnh báo nguy cơ thiếu hụt mưa ở khu vực Trung bộ và khả năng mùa mưa kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm ở Tây Nguyên và Nam bộ. Từ đó, chủ động chuẩn bị cây giống, hiện trường trồng rừng; tranh thủ trồng rừng vào những ngày râm mát, có mưa ẩm; không trồng rừng vào những ngày khô hạn kéo dài, hoặc mưa lũ lớn. Đối với địa phương ven biển, cần trồng rừng ngập mặn vào thời điểm ít có gió mạnh, triều cường, sóng biển thấp và thủy triều rút.
Ngoài việc “trông trời, trông đất, trông mây” để trồng cây, gây rừng, ngành lâm nghiệp cần tư vấn các địa phương chọn lựa từng loài cây trồng cho phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, chất đất, cũng như nhu cầu sử dụng của mỗi địa phương.
Cây mọc nhanh và cho nguyên liệu sớm là các loài keo, bạch đàn, mỡ, bồ đề, xoan, tông dù, tếch, muồng, xà cừ, trẩu... Cây bản địa gồm lát hoa, sa mộc, vối thuốc, lim xanh, re gừng, thông nhựa, tống quá sủ, sao đen, chò chỉ... Cây lâm sản ngoài gỗ còn có sơn tra, quế, hồi, trẩu, trám, mây nếp, luồng, tre bát độ, giổi xanh, mắc ca, cọ khiết, long não, dầu rái, bời lời đỏ... Cây trồng ven biển thích hợp nhất là bần, trang, sú, đước, mắm, cóc, tràm, phi lao…
Đồng thời, ngành lâm nghiệp cần tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chú ý công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng đúng kỹ thuật.
(Ngọc Lâm, http://www.nhandan.com.vn/)

Câu 39. Để trồng cây gây rừng, ngoài việc quan tâm đến thời tiết, khí hậu, ngành lâm nghiệp cần
Câu 40. Cây trồng ven biển thích hợp nhất là
Câu 41. Cây trồng lâm nghiệp được chia thành

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và bờ biển dài, Việt Nam có thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. Trong chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất, với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360MW, tức gấp 200 lần công suất của Nhà máy Thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020.

Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Do ảnh hưởng của gió mùa nên chế độ gió cũng khác nhau. Ở phía bắc đèo Hải Vân mùa gió mạnh chủ yếu trùng với gió mùa mùa đông, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là Quảng Ninh, Quảng Bình, và Quảng Trị. Ở phần phía nam đèo Hải Vân, mùa gió mạnh trùng với gió mùa mùa hạ, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là cao nguyên Tây Nguyên, các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh ven biển vùng Duyên hải Nam Trung bộ (đặc biệt là khu vực ven biển của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận).

(Nguồn: Lược trích từ Đàm Quang Minh và Vũ Thành Tự Anh,Năng lượng gió của Việt Nam, tiềm năng và triển vọng)

Câu 42. Theo bài viết, quốc gia có tiềm năng gió lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á là
Câu 43. Ở phía nam đèo Hải Vân, loại gió nào có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất?
Câu 44. Hai tỉnh có tiềm năng và triển vọng phát triển năng lượng gió cao nhất trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ là

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:

Từ những năm 40 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật (CMKH - KT) hiện đại, khởi đầu từ nước Mỹ. Với quy mô rộng lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng, cuộc CMKH - KT đã đưa lại biết bao thành tựu kỳ diệu và những đổi thay to lớn trong đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới có những bước nhảy vọt mới.
Cũng như cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII - XIX, cuộc CMKH - KT ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Đặc điểm lớn nhất của cuộc CMKH - KT ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII - XIX, trong cuộc CMKH - KT hiện đại, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
Cuộc CMKH - KT ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX; giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của CMKH - KT nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.

Câu 45. Cuộc CMKH - KT hiện đại được bắt đầu vào thời gian nào?
Câu 46. Những vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của KH - KT hiện đại là
Câu 47. Một trong những đặc điểm của cuộc CMKH - KT hiện đại là

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862
Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng.
Sau Hiệp ước 1862, triều đình hạ lệnh cho Trương Định phải bãi binh, mặt khác điều ông đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến. Phất cao lá cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, hoạt động của nghĩa quân đã củng cố niềm tin của dân chúng, khiến bọn cướp nước và bán nước phải run sợ.
Nghĩa quân tranh thủ thời gian ra sức xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, liên kết lực lượng, đẩy mạnh đánh địch ở nhiều nơi.
Biết được căn cứ trung tâm của phong trào là Tân Hòa, ngày 28/2/1863 giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ này. Nghĩa quân anh dũng chiến đấu suốt 3 ngày đêm, sau đó rút lui để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước. Ngày 20/8/1864, nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp đã tìm ra nơi ở của Trương Định. Chúng mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định trúng đạn và bị thương nặng. Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết. Năm đó ông 44 tuổi.
(Lịch sử 11, NXB Giáo Dục, Hà Nội)

Câu 48. Căn cứ cuối cùng của nghĩa quân Trương Định đóng ở đâu?
Câu 49. Lý do chủ yếu nào làm cho nghĩa quân Trương Định bị thất bại?
Câu 50. Trương Định sinh năm nào?

đáp án Đề mẫu đánh giá năng lực ĐHQG-HCM năm 2021 phần Hóa, Lý ...

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1CCâu 26A
Câu 2ACâu 27D
Câu 3ACâu 28A
Câu 4BCâu 29B
Câu 5BCâu 30B
Câu 6DCâu 31D
Câu 7DCâu 32B
Câu 8CCâu 33A
Câu 9BCâu 34C
Câu 10ACâu 35C
Câu 11BCâu 36A
Câu 12ACâu 37A
Câu 13BCâu 38B
Câu 14CCâu 39C
Câu 15ACâu 40C
Câu 16CCâu 41B
Câu 17DCâu 42D
Câu 18BCâu 43B
Câu 19BCâu 44D
Câu 20BCâu 45B
Câu 21ACâu 46B
Câu 22BCâu 47D
Câu 23BCâu 48B
Câu 24DCâu 49D
Câu 25ACâu 50B

Chu Huyền (Tổng hợp)

Các đề khác