Bài tập trắc nghiệm về Fe(OH)2

Fe(OH)2 là gì? Tổng hợp các phản ứng của Fe(OH)2, cân bằng phương trình phản ứng và tuyển chọn câu hỏi trắc nghiệm thường gặp.

Kiến thức cần nhớ về Fe(OH)2

Fe(OH)2 là gì?

- Sắt(II) hydroxide là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học Fe(OH)2. Nó được tạo ra khi các muối sắt(II) như sắt(II) sunfat, hóa hợp với các ion hydroxide.
Vậy Fe(OH)2 có tan không? Fe(OH)2 kết tủa màu gì? Cùng tìm hiểu về tính chất vật lý, tính chất hóa học của Fe(OH)2 đề trả lời cho các câu hỏi trên.

Tính chất vật lí

- Fe(OH)2 nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. Trong không khí, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

Tính chất hóa học

- Các hợp chất sắt (II) có cả tính khử và tính oxi hóa nhưng tính khử đặc trưng hơn, do trong các phản ứng hóa học ion Fe2+ dễ nhường 1e thành ion Fe3+ :
Fe2+ + 1e → Fe3+
→Tính chất đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.
- Các hợp chất sắt (II) thường kém bền dễ bị oxi hóa thành hợp chất sắt (III).
- Tan trong axit không có tính oxi hóa (HCl; H2SO4 loãng...) tạo thành muối sắt (II) và nước:
Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
Fe(OH)2 + 2H2SO4 loãng → FeSO4 + 2H2O
- Là 1 hiđroxit kém bền nên bị nhiệt phân:
+ Trong điều kiện không có không khí:
$Fe(OH)2 \overset {t^o} \rightarrow FeO + H2O$
+ Trong không khí:
$4Fe(OH)2 + O2 \overset {t^o} \rightarrow 2Fe2O3 + 4H2O$

Một số phản ứng đặc trưng của Fe(OH)2 và pthh

1. Fe(OH)2 ⟶ FeO + H2O
  • Điều kiện: Nhiệt độ 150-200°C
  • Hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu đen (FeO)
2. 2HNO3 + Fe(OH)2 ⟶ Fe(NO3)2 + 2H2O
  • Hiện tượng: Chất rắn màu xanh tan dần
3. NaNO2 + Fe(OH)2 ⟶ NaOH + NO + FeO(OH)
  • Điều kiện: Nhiệt độ 60°C; NaNO2 đậm đặc
4. 2HCl + Fe(OH)2 ⟶ FeCl2 + 2H2O
  • Điều kiện: Không có
  • Hiện tượng: Chất rắn màu trắng xanh tan dần trong dung dịch.
5. Fe(OH)2 + 2FeO(OH) ⟶ 2H2O + Fe3O4
  • Điều kiện: Nhiệt độ 600- 1000°C
6. Fe(OH)2 + Na2O2 ⟶ 2NaOH + 2FeO(OH)
  • Hiện tượng: Chất rắn màu xanh tan dần
7. O2 + 4Fe(OH)2 ⟶ 2H2O + 4FeO(OH)
  • Điều kiện: đun sôi
8. 3Fe(OH)2 ⟶ H2 + 2H2O + Fe3O4
  • Điều kiện: Nhiệt độ
9. 4HNO3 + Fe(OH)2 ⟶ 3H2O + NO2  + Fe(NO3)3
  • Điều kiện: Không có
  • Hiện tượng: có khí thoát ra
10. H2SO4 + Fe(OH)2 ⟶ 2H2O + FeSO4
  • Hiện tượng: Chất rắn màu xanh tan dần
11. 2H2O + O2 + 4Fe(OH)2 ⟶ 4Fe(OH)3
  • Điều kiện: Nhiệt độ
  • Hiện tượng: Chất rắn màu trắng xanh dần chuyển sang nâu đỏ.
12. O2 + 4Fe(OH)2 ⟶ 2Fe2O3 + 4H2O
  • Điều kiện: Nhiệt độ
  • Hiện tượng: Chất rắn màu trắng xanh dần chuyển sang màu đen.
13. H2O + NaClO + 2Fe(OH)2 ⟶ NaCl + 2Fe(OH)3
  • Điều kiện: Không có
  • Hiện tượng: Chất rắn màu trắng xanh dần chuyển sang nâu đỏ.
14. 4H2SO4 + 2Fe(OH)2 ⟶ Fe2(SO4)3 + 6H2O + SO2
  • Điều kiện: Nhiệt độ
  • Hiện tượng: Chất rắn màu trắng xanh tan dần trong dung dịch và có khí thoát ra (SO2)
15. 10HNO3 + 3Fe(OH)2 ⟶ 8H2O + NO + 3Fe(NO3)3
  • Điều kiện: Nhiệt độ
  • Hiện tượng: Chất rắn màu trắng xanh tan dần và xuất hiện khí Nito oxit (NO) hóa nâu ngoài không khí.

Câu hỏi trắc nghiệm về Fe(OH)2 thường gặp

Câu 1. Cho từng chất: Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
Câu 2. Cho dãy các chất: Fe(OH)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe3O4. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
Câu 3. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nung nóng Cu(NO3)2.

(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).

(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.

(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.

(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.

Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
Câu 4. Nung 3,6 gam Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là.
Câu 5. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
Câu 6. Cho 33,26 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(OH)3, Fe(OH)2 và Cu vào 500 ml dung dịch HCl 1,6M thu được dung dịch Y và 7,68 gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 126,14 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(OH)2 trong hỗn hợp X là.
Câu 7. Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
(b) 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3+ SO2 + 4H2O
(c) Fe(OH)2+ H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
(d) 2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3+ SO2 + 10H2O
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là.
Câu 8. Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây mà khi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng nhỏ hơn chất rắn ban đầu: NaHCO3, NaNO3, NH4Cl, I2, K2CO3, Fe, Fe(OH)2 và FeS2?
Câu 9. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đun nóng hỗn hợp bột FeO và CO.

(b) Cho Fe vào dung dịch HCl

(c) Cho Fe(OH)2 vòa dung dịch HNO3 loãng, dư

(d) Đốt Fe dư trong Cl2

(e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư

Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) là
Câu 10. Cho các chất sau: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư (biết sản phẩm khử của N+5 là NO), số phản ứng phản ứng oxi hóa - khử là
Câu 11. Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau:

a. H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O

b. H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O

c.4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

d.6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?
Câu 12. Cho dãy các chất: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)2, Cr(OH)3, Al, Mg(OH)2, Zn, Al2O3. Số các chất đều phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:

đáp án Bài tập trắc nghiệm về Fe(OH)2

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 7B
Câu 2CCâu 8A
Câu 3BCâu 9D
Câu 4ACâu 10B
Câu 5CCâu 11C
Câu 6DCâu 12D

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)

Chúc các em học tốt môn hóa với phần lý thuyết và bộ câu hỏi trắc nghiệm về Fe(OH)2 do Đọc tài liệu tổng hợp.

Các đề khác

X