Soạn sử 9 bài 3

Tài liệu hướng dẫn soạn lịch sử 9 bài 3 –  Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa của ĐọcTàiLiệu bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và bộ câu hỏi trắc nghiệm cùng loạt bài hướng dẫn giải bài tập trong các trang từ 13 và 14 sách giáo khoa.

Qua các nội dung soạn sử 9 bài 3 dưới đây các bạn sẽ nắm vững được các kiến thức quan trọng của bài học này.

Bài 3 sử 9 : Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

Nội dung

Kiến thức sử 9 bài 3

Những kiến thức quan trọng bạn cần nằm vững của bài này:

I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều quốc gia giành được độc lập:

+ Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a (17/8/1954); Việt Nam (2/9/1945); Lào (12/10/1945)

+ Nam Á: Ấn Độ (1946 - 1950) + Châu Phi: Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954 - 1962) + Năm 1960, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

+ Mĩ La-tinh: Cu Ba (1/1/1959) - Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản sụp đổ. 

II. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX

- Nhân dân ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha giành được độc lập: Ghi-nê Bít-xao (9/1974), Ănggô-la (11/1975), Mô-dăm-bích (6/1975).

- Hệ thống thuộc địa của thực dân Bồ Đào Nha tan rã. III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức là chế độ phân biệt chủng tộc, tập trung ở ba nước: Rô-đê-di-a; Tây Nam Phi, và Cộng hoà Nam Phi.

- Nhân dân các nước này đấu tranh bền bỉ để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc và giành chính quyền: Rô-đê-di-a (1980); Tây Nam Phi (1990); năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ ở Cộng hoà Nam Phi.

Thuật ngữ và khái niệm bài 3 sử 9

- Phong trào giải phóng dân tộc: cuộc đấu tranh yêu nước của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc nhằm thủ tiêu các hình thức thống trị của đế quốc thực dân giành độc lập dân tộc.

- Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa A-pác-thai): là chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo, tước mọi quyền lợi về kinh tế - chính trị, xã hội của người da đen ở Nam Phi, cũng như người da mầu (Ấn Độ) đến định cư.

  Trên đây là sơ lược các kiến thức quan trọng của bài 3 sử 9 mà các em cần nắm vững. Để ôn tập, Đọc Tài Liệu giới thiệu bộ đề trắc nghiệm có đáp án cùng hướng dẫn soạn sử 9 gồm loạt bài gợi ý trả lời câu hỏi thảo luận và bài tập trang 13,14 SGK lịch sử lớp 9.

Câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 3

Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng. 

1. Nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập ngày:

A. 12/10/1945 B.

2/9/1945

C. 17/8/1945

D. 1/1/1959

2. Nhân dân Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích; Ghi-nê Bít-xao đã đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc thực dân:

A. Tây Ban Nha

B, Bồ Đào Nha

C. Pháp

D. Mỹ

3. Chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) bị xoá bỏ hoàn toàn năm:

A. 1990

B. 1991
C. 1992

D. 1993

4. Nước thuộc địa tuyên bố độc lập đầu tiên sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là:

A. Việt Nam

B. Cu Ba

C. Ai Cập

D. In-đô-nê-xi-a

5. “Năm châu Phi” là năm:

A. 1945

B. 1960

C. 1975

D. 1993 

➜ Xem đầy đủ bộ câu hỏi và đáp án trắc nghiệm lịch sử 9 bài 3

Giải bài tập SGK

Bài 1 trang 14 SGK Lịch sử 9

Bài 1 trang 14 SGK Lịch sử 9

Trả lời bài 1 trang 14 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945..